Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 14: Thân dài ra do đâu ?
Câu 1. Cây nào dưới đây có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân lớn hơn những cây còn lại ?
A. Bưởi B. Mướp
C. Lim D. Thông
Đáp án: B
Giải thích: Cây thân cỏ, nhất là thân leo (như mồng tơi, mướp, bí…) dài ra rất nhanh
Câu 2. Thân cây gỗ dài ra là do sự phân chia tế bào của loại mô nào ?
A. Mô rễ
B. Mô dẫn
C. Mô che chở
D. Mô phân sinh ngọn
Đáp án: D
Giải thích: Thân cây gỗ dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn – SGK trang 47
Câu 3. Việc ngắt ngọn khi trồng đậu, cà phê là nhằm mục đích gì ?
A. Giúp cây tạo ra nhiều lá phục vụ nhu cầu của con người
B. Giảm sự thất thoát nước của câyv
C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo quả của cây
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: C
Giải thích: Khi trồng cây đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn để phát triển nhiều chồi, hoa, quả để tăng năng suất.
Câu 4. Dựa vào tốc độ tăng trưởng chiều dài thân, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?
A. Mồng tơi B. Xoan
C. Mun D. Vàng tâm
Đáp án: A
Giải thích: Cây thân cỏ: mồng tơi, mướp, bí… dài ra rất nhanh; Cây thân gỗ: lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm: Xoan, mun, vàng tâm, lim, chò…
Câu 5. Khi trồng cây lấy sợi,để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường
A. bón thúc liên tục cho cây.
B. cắt bỏ hết hoa và lá.
C. bấm ngọn cho cây.
D. tỉa cành xấu, cành bị sâu.
Đáp án: D
Giải thích: Trong trồng trọt, người ta thường cắt tỉa bỏ các cành xấu, bị sâu mà không bấm ngọn để tập trung chất dinh dưỡng vào thân chính, để cây mọc cao và cho gỗ tốt, sợi tốt.
Câu 6. Cây nào dưới đây không nên bấm ngọn khi trồng ?
A. Chè B. Bạch đàn
C. Đậu xanh D. Cà phê
Đáp án: B
Giải thích: Khi bấm ngọn cây, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển.VD: đỗ, đậu, bông… Khi không bấm ngọn cây, các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra. VD: keo, bạch đàn, lim…
Câu 7. Cây thân gỗ sẽ ngừng phát triển chiều dài thân chính nếu chúng ta
A. không bón thúc cho cây.
B. đốn các cành lân cận thân chính.
C. tỉa bớt lá.
D. cắt bỏ ngọn cây.
Đáp án: D
Giải thích: Cây lấy gỗ sẽ ngừng phát triển chiều cao khi chúng ta bấm ngọn
Câu 8. Cây nào dưới đây vẫn có thể dài ra nếu bị cắt bỏ ngọn ?
A. Cây chuối B. Cây mít
C. Cây trúc D. Cây khế
Đáp án: C
Giải thích: Cây trúc vẫn có thể dài ra khi ta bấm ngọn vì ngoài mô phân sinh ngọn thì tại mỗi gốc của mỗi gióng còn có mô phân sinh gióng, giúp cây cao thêm bằng cách tăng độ dài của mỗi gióng.
Câu 9. Cây nào dưới đây có mô phân sinh gióng ?
A. Vừng B. Lạc
C. Lúa D. Khoai lang
Đáp án: C
Giải thích: Một số cây có mô phân sinh gióng là: tre, trúc, nứa, lúa…
Câu 10. Người ta thường ngắt ngọn cà phê khi nào ?
A. Trước khi cây ra hoa, tạo quả
B. Sau khi cây ra hoa, tạo quả
C. Khi cây non được 1 tháng tuổi
D. Sau khi đã thu hoạch quả chín
Đáp án: A
Giải thích: Để thu được quả cà phê đạt năng suất cao, người ta thường ngắt ngọn trước khi cây ra hoa, tạo quả.