Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 52: Địa y
Câu 1. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Địa y được tạo thành nhờ mối quan hệ … giữa nấm và tảo hoặc nấm và vi khuẩn lam.
A. kí sinh B. hội sinh
C. cộng sinh D. hoại sinh
Đáp án: C
giải thích: địa y là 1 dạng đặc biệt được hình thành do sự chung sống giữa 1 số loại tảo và nấm – Hình 52.2 SGK 171
Câu 2. Trong địa y, các sợi nấm có vai trò gì ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Tiết chất độc xua đuổi kẻ thù
C. Tổng hợp chất hữu cơ
D. Hút nước và muối khoáng
Đáp án: D
giải thích: trong địa y: các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả 2 bên – SGK 171
Câu 3. Địa y thường được tìm thấy ở
A. các đầm lầy.
B. mặt đất.
C. mặt dưới của lá cây.
D. thân cây gỗ.
Đáp án: D
giải thích: địa y có thể hình vảy,hình búi sợi, hình cành cây bám chặt vào vỏ thân cây gỗ hoặc trên đá – Hình 52.1 SGK 171+172
Câu 4. Vì sao nói địa y có vai trò tiên phong mở đường ?
A. Vì chúng phân hủy đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau.
B. Vì chúng có mặt ở mọi nơi trên Trái Đất và là nguồn thức ăn của hầu hết các loài động vật.
C. Vì chúng là dạng sống duy nhất có khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời, khởi đầu cho mọi quan hệ dinh dưỡng khác.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Đáp án: A
giải thích: địa y có vai trò tiên phong mở đường vì chúng sống được ở những nơi khô cằn, chúng phân huỷ đá thành đất và khi chết đi tạo thành một lớp mùn làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau – SGK 172
Câu 5. Từ địa y, người ta có thể sản xuất ra chế phẩm nào sau đây ?
A. Rượu
B. Phẩm nhuộm
C. Nước hoa
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
giải thích: ngoài làm thức ăn, người ta còn dùng địa y để chế biến rượu, nước hao, phẩm nhuộm và làm thuốc – SGK 172
Câu 6. Thành phần nào dưới đây không thể có trong cấu tạo của địa y ?
A. Nấm B. Rêu
C. Vi khuẩn lam D. Tảo
Đáp án: B
giải thích: địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm hoặc nấm và vi khuẩn lam cộng sinh – SGK 172
Câu 7. Địa y có thể có hình dạng nào dưới đây ?
A. Dạng búi sợi
B. Hình cành cây
C. Dạng vảy
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
giải thích: về hình dạng bên ngoài, địa y có thể hình vảy, hình cành cây, hoawcj hình búi sợi bám vào thân cây hoặc cành cây – SGK 172
Câu 8. Thành phần nào dưới đây luôn có mặt trong cấu tạo của bất kỳ loại địa y nào ?
A. Tảo B. Nấm
C. Vi khuẩn D. Rêu
Đáp án: B
giải thích: địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm hoặc nấm và vi khuẩn lam cộng sinh – SGK 172
Câu 9. Chức năng quang hợp của địa y được thực hiện nhờ thành phần nào ?
A. Cả nấm và vi khuẩn lam
B. Nấm hoặc vi khuẩn lam
C. Tảo hoặc vi khuẩn lam
D. Cả nấm và tảo
Đáp án: C
giải thích: tảo và vi khuẩn lam nhờ có chất diệp lục trong cơ thể nên có chức năng quang hợp chế tạo chất hữu cơ nuôi sống địa y – SGK 171
Câu 10. Khi nói về địa y, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Sống được ở những nơi khô cằn
B. Phân bố ở cả trong nước, trên mặt đất và trong không khí
C. Các thành phần của địa y không có mối liên hệ về mặt dinh dưỡng
D. Không có vai trò trong việc tạo thành đất.
Đáp án: A
giải thích: địa y là sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm cộng sinh, thường bám trên thân cây hoặc trên đá. Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành đất. và sống được ở những nơi khô cằn – SGK 172