Chương 3: Điện học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 25: Hiệu điện thế giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 (trang 69 SGK Vật Lý 7): Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. Hãy ghi các giá trị này cho các nguồn điện dưới đây:

*Pin tròn: … V;

*Acquỵ của xe máy: … V;

*Giữa hai lỗ, của ổ lấy điện trong nhà: … V.

Lời giải:

– Pin tròn (pin con ó,…) có U= 1,5 V

– Acquy xe máy có U = 6 V hoặc U = 12V

– Giữa hai lỗ của ổ cắm điện nhà U = 220 V hoặc U = 110 V.

Bài C2 (trang 67 SGK Vật Lý 7): Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn: Dòng điện qua đèn có cường độ càng ……thì đèn càng……..?

Lời giải:

Nhận xét: Dòng điện chạy qua đèn có cùng cường độ lớn (nhỏ) thì đèn càng sáng (tối)

Bài C3 (trang 70 SGK Vật Lý 7): Từ bảng 2SGK, so sánh số vôn ghi trên vỏ pin với số chỉ của vôn kế và rút ra kết luận.

Bảng 2

Nguồn điện Số vôn ghi trên vỏ pin Số chỉ của vôn kế
Pin mới Pin cũ
Pin 1 1,5V 1,5V < 1,5V
Pin 2 3,0V 3,0V < 3,0V

Lời giải:

Quan sát các giá trị đo được từ bảng 2 ta nhận thấy số chỉ của vôn kế là bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.

Bài C4 (trang 70 SGK Vật Lý 7): Đổi đơn vị đo cho các giá trị sau đây:

a. 2,5 V = … mV

b. 6 kV = …V

c. 110 V = … kV

d. 1200 mV = … V

Lời giải:

a. 2,5 V = 2500 mV

b. 6 kV = 6000 V

c. 110 V = 0,110 kV

d. 1200 mV = 1,2 V.

Bài C5 (trang 70 SGK Vật Lý 7): Quan sát mặt số của một dụng cụ đo điện được vẽ trên hình 25.4 và cho biết:

a. Dụng cụ này có tên gọi là gì? Kí hiệu nào trên dụng cụ cho biết điều đó?

b. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ.

c. Kim của dụng cụ ở vị trí (1) chỉ giá trị bao nhiêu?

d. Kim của dụng cụ ở vị trí (2) chỉ giá trị bao nhiêu?

Lời giải:

a. Dụng cụ này được gọi là vôn kế. Kí hiệu chữ V trên dụng cụ cho biết điều đó.

b. Dụng cụ này có GHĐ là 45V và ĐCNN là 1V.

c. Kim của dụng cụ ở vị trí (1) chỉ giá trị 3V.

d. Kim của dụng cụ ở vị trí (2) chỉ giá trị 42V.

Bài C6 (trang 71 SGK Vật Lý 7): Có ba nguồn điện với số vôn ghi trên vỏ lần lượt là:

a. 1,5 V    b. 6 V    c. 12 V.

và có ba vôn kế với giới hạn đo lần lượt là:

1) 20 V    2) 5 V    3) 10 V.

Hãy cho biết vôn kế nào là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn điện đã cho?

Lời giải:

– Nên chọn vôn kế có GHĐ phù hợp gần với hiệu điện thế cần đo → phép đo được chính xác.

– Nếu chọn vôn kế có GHĐ nhỏ hơn hiệu điện thế cần đo → vôn kế sẽ bị hư (hỏng).

Vậy:

    + Dùng vôn kế 1) GHĐ 20V để đo hiệu điện thế của nguồn c) 12V. Vì nguồn cần đo có hiệu điện thế 12V < 20V

    + Dùng vôn kế 2) GHĐ 5V để đo hiệu điện thế của nguồn a) 1,5V. Vì nguồn cần đo có hiệu điện thế 1,5V < 5V

    + Dùng vôn kế 3) GHĐ 10V để đo hiệu điện thế của nguồn b) 6V. Vì nguồn cần đo có hiệu điện thế 6V < 10V

Lưu ý: Có thể sử dụng vôn kế có GHĐ 20V để đo hiệu điện thế 1,5V hay 6V nhưng đọc số chỉ trên vôn kế kém chính xác vì 20V lớn hơn nhiều so với 1,5V và 6V.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1062

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống