Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
(trang SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang VBT Ngữ Văn 7 Tập 1)
Câu 1 (Bài tập 1 trang 95 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 74 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vì có:
a. Số chữ trong từng câu: 7 chữ
b. Số câu trong bài: 4 câu
c. Cách gieo vần: gieo vần chân ở các câu 1, 2, 4.
Câu 2 (Bài tập 2 trang 95 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 74 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trả lời:
a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm.
b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được thể hiện:
→ Phẩm chất cao quý: “trắng”, “mà em vẫn giữ tấm lòng son” tấm lòng son sắt, thanh cao, không bị sóng gió cuộc đời làm vấy bẩn.
→ Thân phận chìm nổi: “bảy nổi ba chìm”, cuộc đời bấp bênh, vô định, trôi dạt, không thể tự quyết định số phận của mình,
c. Nghĩa thứ hai quyết định giá trị của bài thơ vì hình ảnh bánh trôi nước chỉ là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ, tác giả đang sử dụng phép ẩn dụ, nhân hóa.