Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Câu 1 (trang 22 VBT): Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào?
Trả lời:
Em chọn phương án: B. Luận điểm, luận cứ và lập luận.
Câu 2 (trang 22 VBT): Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (SGK trang 9-10) và cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài, Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn
Trả lời:
a. Luận điểm: Con người cần xem lại mình để tạo ra thói quen tốt, góp phần xây dựng nếp sống văn minh cho xã hội.
b. Các luận cứ:
– Con người có những thói quen tốt và thói quen xấu.
– Thói quen xấu và những tác hại kinh khủng của nó.
– Thói quen tốt thì khó tạo, thói quen xấu lại dễ nhiễm.
c. Cách lập luận:
Tác giả nêu ra những tác động tệ hại của thói quen xấu tới cuộc sống con người để làm nền tảng giúp người đọc nhận ra: những thói quen xấu dễ lây nhiễm sẽ khiến đời sống tệ hại đi một cách nhanh chóng, do đó cần tạo ra nhiều thói quen tốt.
d. Bài văn giàu tính thuyết phục bởi vì:
– Cách lập luận logic, xác đáng.
– Dẫn chứng chân thực, gắn với thực tế đời sống.
Câu 3 (trang 23 VBT): Dòng nào không phải là luận điểm của đề bài: “Thể dục, thể thao là hoạt động cần và bổ ích cho cuộc sống của con người”?
Trả lời:
Em chọn dòng: C. Hoạt động thể dục, thể thao chỉ phù hợp với người trẻ tuổi.
Câu 4 (trang 23 VBT): Tìm xem đoạn trích nào trong các đoạn sau đây có tính chất lập luận và hãy chỉ ra đâu là luận điểm, đâu là luận cứ?
Trả lời:
Đoạn trích | Luận điểm | Luận cứ |
---|---|---|
b | Phụ nữ cần phải học | -Đã lâu chị em bị kìm hãm
-Chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng là một phần tử trong nước |
e | Dân ta không biết đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình | Do dân trí còn thấp |