Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
Câu 1 (trang 49 VBT): Cách nào trong các cách sau dùng để chứng minh cho một luận điểm trong phép lập luận chứng minh?
Trả lời:
Em chọn phương án: B. Nêu rõ luận điểm cần chứng minh, trình bày và phân tích các dẫn chứng để chứng minh.
Câu 2 (trang 50 VBT): Bài tập 1, trang 51 SGK
Trả lời:
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
– Ý kiến cần chứng minh: Có cố gắng, nỗ lực nhất định sẽ thành công.
– Phạm vi dẫn chứng: thực tiễn đời sống (những điều chứng kiến, những điều trải qua, những điều đọc được, nghe thấy được,…)
b. Lập dàn ý:
– Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ, khẳng định câu tục ngữ đã đưa ra một nhận định, bài học đúng đắn.
– Thân bài:
+ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: mài sắt và nên kim biểu trưng cho điều gì?
+ Mọi việc trong đời sống không tự nhiên mà đến, mỗi người có một cuộc sống khác nhau, sự khác nhau đó quyết định phần lớn bởi nỗ lực.
+ Chỉ có tự thân nỗ lực, con người mới có thể đạt được ước mơ, mong muốn của mình.
-Kết bài: Khẳng định giá trị mà bài học từ câu tục ngữ đem lại cho chúng ta.
Câu 3 (trang 51 VBT): Bài tập 2,trang 51 SGK
Trả lời:
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
– Luận điểm cần chứng minh: Có quyết tâm thì mọi việc đều có thể giải quyết.
– Tìm các lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh: Lấy ý từ bài thơ.
– Rút ra bài học cho bản thân: Lòng quyết tâm là chìa khóa của thành công.
b. Lập dàn ý:
– Mở bài: Giới thiệu bài thơ, khẳng định bài thơ đã nêu ra một chân lí đúng đắn.
– Thân bài:
+ Trong cuộc sống, không phải việc nào cũng dễ dàng, con người sẽ gặp phải rất nhiều điều khó khăn, trắc trở.
+ Nhưng mọi khó khăn trắc trở đều có thể giải quyết được nếu con người có đủ quyết tâm.
+ Quyết tâm là chìa khóa để mở mọi cánh cửa.
-Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.
d. So sánh hai đề ở bài tập 2 và 3 với đề mẫu trong SGK: các đề này đều dùng phép lập luận chứng minh, giải thích để chứng minh tính đúng đắn của một câu tục ngữ hoặc bài thơ.
Câu 4 (trang 51 VBT): Nhóm học tập của em thảo luận sôi nổi về cách chứng minh luận điểm “không có việc gì khó”. Có hai ý kiến khác nhau được đưa ra. Em hãy nhận xét: Làm theo cách nào thì chứng minh sẽ rõ ràng và lí thú hơn? Vì sao?
Trả lời:
Em chọn cách: (a)
Bởi vì: Trình bày theo cách này, luận cứ sẽ rõ ràng, rành mạch và logic hơn, làm nổi bật được luận điểm, các luận cứ ở cách này cũng khách quan, không bị mang cái nhìn chủ quan của người trình bày.