Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Toán Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 1
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 7 tập 2
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 1
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 7 Tập 2
- Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 1
- Vở Bài Tập Toán Lớp 7 Tập 2
Sách Giải Sách Bài Tập Toán 7 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 7 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 70 trang 50 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại B. Điểm nào là trực tâm của tam giác đó?
Lời giải:
Vì tam giác ABC vuông tại B nên AB ⊥ BC.
Suy ra AB là đường cao kẻ từ đỉnh A và CB là đường cao kẻ từ đỉnh C.
Vì B là giao điểm của 2 đường cao AB và CB nên B là trực tâm của tam giác ABC.
Bài 71 trang 50 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho hình bên
a. Chứng minh: CI ⊥ AB
b. Cho ∠(ACB)= 40o. Tính ∠(BID), ∠(DIE).
Lời giải:
a. Trong ΔABC ta có hai đường cao AD và BE cắt nhau tại I nên I là trực tâm của ΔABC
Suy ra: CI là đường cao thứ ba.
Vậy CI ⊥ AB.
b. Trong tam giác BEC có ∠(BEC)= 90o
⇒ ∠(EBC) + ∠C= 90o (tính chất tam giác vuông)
⇒ ∠(EBC)= 90o – ∠C= 90o – 40o = 50o hay ∠(IBD)= 50o
Trong tam giác vuông IDB có ∠(IDB) = 90o
⇒ ∠(IBD) + ∠(BID)= 90o (tính chất tam giác vuông)
⇒ ∠(BID) = 90o – ∠(IBD) = 90o – 50o = 40o
Mà ∠(BID) + ∠(DIE) = 180o (2 góc kề bù)
Nên ∠(DIE)= 180o – ∠(BID)= 180o – 40o = 140o.
Bài 72 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho H là trực tâm của tam giác ABC không vuông. Tìm trực tâm của các tam giác HAB, HAC, HBC.
Lời giải:
Trong ΔABC ta có H là trực tâm nên:
AH ⊥ BC, BH ⊥ AC, CH ⊥ AB
Trong ΔAHB, ta có:
AC ⊥ BH
BC ⊥ AH
Vì hai đường cao kẻ từ A và B cắt nhau tại C nên C là trực tâm của tam giác AHB.
Trong ΔHAC, ta có:
AB ⊥ CH
CB ⊥ AH
Vì hai đường cao kẻ từ A và C cắt nhau tại B nên B là trực tâm của ΔHAC.
Trong ΔHBC, ta có:
BA ⊥ HC
CA ⊥ BH
Vì hai đường cao kẻ từ B và C cắt nhau tại A nên A là trực tâm của tam giác HBC.
Bài 73 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có các đường cao BD và CE bằng nhau. Chứng minh rằng đó là tam giác cân
Lời giải:
Xét hai tam giác vuông BDC và CEB, có:
∠(BDC) = ∠(CEB) = 90o
BD = CE (gt)
BC cạnh huyền chung
Suy ra: ΔBDC = ΔCEB
(cạnh huyền, cạnh góc vuông)
Suy ra: ∠(DCB) = ∠(EBC)
(hai góc tương ứng bằng nhau)
Hay ∠(ACB) = ∠(ABC)
Vậy ΔABC cân tại A.
Bài 74 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Tìm trực tâm của tam giác ABC, AHB, AHC.
Lời giải:
*Tam giác ABC có (BAC) = 90o
Vì CA là đường cao xuất phát từ đỉnh B nên giao điểm của hai đường này là A.
Vậy A là trực tâm của ΔABC.
*Tam giác AHB có (AHB) = 90o
Vì AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A, BH là đường cao xuất phát từ đỉnh B nên giao điểm của hai đường này là H.
Vậy H là trực tâm của ΔAHB.
*Tam giác AHC có (AHC) = 90o
Vì AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A, CH là đường cao xuất phát từ đỉnh C nên giao điểm của hai đường này là H.
Vậy H là trực tâm của ΔAHC.
Bài 75 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho hình dưới. Có thể khẳng định rằng các đường thẳng AC, BD, KE cùng đi qua một điểm hay không? Vì sao?
Lời giải:
Trong ΔAEB, ta có: AC ⊥ EB
Suy ra AC là đường cao xuất phát từ đỉnh A.
Trong ΔAEB, ta có: BD ⊥ AE
Suy ra BD là đường cao xuất phát từ đỉnh B.
Trong ΔAEB, ta có: EK ⊥ AB
Suy ra EK là đường cao xuất phát từ đỉnh E
Theo tính chất ba đường cao trong tam giác nên các đường thẳng AC, BD và EK cùng đi qua một điểm.
Bài 76 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Qua A kẻ đường thẳng d vuông góc với AM. Chứng minh rằng d song song với BC.
Lời giải:
Vì ΔABC cân tại A và AM là đường trung tuyến nên AM cũng là đường cao
Ta có: AM ⊥ BC
d ⊥ AM (gt)
Vì hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song nhau nên ta có: d // BC.
Bài 77 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ điểm D sao cho A là trung điểm của BD. Kẻ đường cao AE của ∆ABC, đường cao AF của ∆ACD. Chứng minh rằng ∠(EAF) = 900.
Lời giải:
Ta có: ΔABC cân tại A
AE ⊥ BC (gt)
Vì AE là đường cao của tam giác ABC nên AE cũng là đường phân giác của ∠(BAC)
Lại có: ΔADB cân tại A
AF ⊥ BD (gt)
Vì AF là đường cao nên AF cũng là đường phân giác của ∠(BAD)
Mà ∠(BAC) và ∠(BAD) là hai góc kề bù nên: AE ⊥ AF.
Bài 78 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao CH cắt tia phân giác của góc A tại D. Chứng minh rằng BD vuông góc với AC.
Lời giải:
Vì ΔABC cân tại A nên đường phân giác của góc ở đỉnh A cũng là đường cao từ A.
Suy ra: AD ⊥ BC
Ta có: CH ⊥ AB (gt)
Tam giác ABC có hai đường cao AD và CH cắt nhau tại D nên D là trực tâm của ∆ABC
Suy ra BD là đường cao xuất phát từ đỉnh B đến cạnh AC.
Vậy BD ⊥ AC.
Bài 79 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Tam giác ABC có AB = AC = 13cm, BC = 10cm. Tính độ dài đường trung tuyến AM.
Lời giải:
Vì tam giác ABC cân tại A nên đường trung tuyến AM cũng là đường cao.
Suy ra: AM ⊥ BC
Ta có: MB = MC = 1/2 BC = 1/2 .10 = 5 (cm)
Trong tam giác vuông AMB có (AMB) = 90o
Áp dụng định lý Pitago ta có:
AB2 = AM2 + MB2
Suy ra: AM2 = AB2 – MB2
= 132 – 52 = 169 – 25 = 144
Vậy AM = 12(cm)
Bài 80 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có ∠B , ∠C là các góc nhọn, AC > AB. Kẻ đường cao AH. Chứng minh rằng ∠(HAB) < ∠(HAC) .
Lời giải:
Trong ΔABC ta có ∠AC > ∠AB (gt)
Suy ra: ∠B > ∠C (đối diện cạnh lớn hơn là góc lớn hơn)
Trong ΔAHB có ∠(AHB) = 90o
Suy ra: ∠B + ∠(HAB) = 90o (tính chất tam giác vuông) (1)
Trong ΔAHC có ∠(AHC) = 90o
Suy ra: ∠C + ∠(HAC) = 90o (tính chất tam giác vuông) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ∠B + ∠(HAB) = ∠C + ∠(HAC)
Mà ∠B > ∠C nên ∠(HAB) < ∠(HAC) .
Bài 81 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC. Qua mỗi đỉnh A, B, C kẻ các đường thẳng song song với cạnh đối diện, chúng cắt nhau tạo thành tam giác DEF (hình dưới)
a. Chứng minh rằng A là trung điểm của EF.
b. Các đường cao của tam giác ABC là các đường trung trực của tam giác nào?
Lời giải:
Xét ΔABC và ΔACE, ta có:
∠(ACB) = ∠(CAE) (so le trong, AE // BC)
AC cạnh chung
∠(CAB) = ∠(ACE) (so le trong, CE // AB)
Suy ra: ΔABC = ΔACE (g.c.g)
⇒ AE = BC (1)
Xét ΔABC và ΔABF, ta có:
∠(ABC) = ∠(BAF) (so le trong, AF // BC)
AB cạnh chung
∠(BAC) = ∠(ABF) (so le trong, BF // AC)
Suy ra: ΔABC = ΔBAF (g.c.g)
⇒ AF = BC (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AE = AF
Vậy A là trung điểm của EF.
b. Kẻ AH ⊥ BC.
Ta có: EF // BC (gt) ⇒ AH ⊥ EF
Lại có: AE = AF (chứng minh trên)
Vậy đường cao AH là đường trung trực của EF.
Vì B là trung điểm DF và DF // AC nên đường cao kẻ từ đỉnh B của ΔABC là đường trung trực DF.
Vì C là trung điểm DE và DE // AB nên đường cao kẻ từ đỉnh C của ΔABC là đường trung trực của DE.
Bài 9.1 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
(A) Trực tâm của một tam giác bao giờ cũng nằm trong tam giác.
(B) Trực tâm của một tam giác bao giờ cũng nằm ngoài tam giác.
(C) Trực tâm của một tam giác bao giờ cũng trùng với một đỉnh của tam giác.
(D) Cả ba khẳng định trên đều sai.
Lời giải:
Trực tâm của tam giác nằm trong tam giác chỉ với tam giác nhọn, nằm ngoài tam giác chỉ với tam giác tù, trùng với một đỉnh của tam giác chỉ với tam giác vuông. Chọn (D) Cả ba khẳng định trên đều sai.
Bài 9.2 trang 52 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC không là tam giác cân. Khi đó trực tâm của tam giác ABC là giao điểm của:
(A) Ba đường trung tuyến;
(B) Ba đường phân giác;
(C) Ba đường trung trực;
(D) Ba đường cao.
Hãy chọn phương án đúng.
Lời giải:
Chọn (D) Ba đường cao.
Bài 9.3 trang 52 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có hai đường cao AH, BK cắt nhau tại điểm M. Hãy tính góc AMB biết ∠A = 55o, ∠B = 67o.
Lời giải:
Để tính góc AMB, ta cần tính ∠A1, ∠B1
Trong tam giác vuông AHB có ∠A1= 90o − ∠(ABH) = 90o − 67 o = 23 o
Trong tam giác vuông AKB có ∠B1= 90o − ∠(BAK) = 90 o − 55o = 35o
Vậy trong tam giác AMB có
∠(AMB) = 180o − (∠A1+ ∠B1) = 180o − (23o + 35o) = 122o.
Bài 9.4 trang 52 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác nhọn ABC cân tại đỉnh A. Hai đường cao xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C cắt nhau tại M. Hãy tìm các góc của tam giác ABC, biết ∠(BMC) = 140o.
Lời giải:
Xét tam giác vuông BKM. Do ∠(BMC) = 140o nên ∠B1= 140o − 90o = 50 o
Trong tam giác vuông AHB có
∠A = 90o − ∠B1 = 90o − 50o = 40o
Tam giác ABC cân tại A, có ∠A = 40o nên ∠B = ∠C = (180o−40o) : 2 = 70o.
Bài 9.5 trang 52 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Chứng minh rằng trong một tam giác, tia phân giác của một góc trong và hai tia phân giác của hai góc ngoài không kề với nó đồng quy tại một điểm, điểm đó cách đều ba đường thẳng chứa ba cạnh của tam giác.
Lời giải:
Giả sử hai tia phân giác của các góc ngoài tại đỉnh B và C của tam giác ABC cắt nhau tại O. Ta sẽ chứng minh AO là tia phân giác của góc A.
Kẻ các đường vuông góc OH, OI, OK từ O lần lượt đến các đường thẳng AB, BC, AC.
Vì BO là tia phân giác của góc HBC nên OH = OI (1)
Vì CO là tia phân giác của góc KCB nên OI = OK (2)
Từ (1) và (2) suy ra OI = OH = OK (3)
Từ (3) suy ra AO là tia phân giác của góc BAC và ta có điều phải chứng minh.
Bài 9.6 trang 52 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC, Hai đường phân giác của các cặp góc ngoài đỉnh B và C, đỉnh C và A, đỉnh A và B lần lượt cắt nhau tại A’, B’, C’. Chứng minh rằng AA’, BB’, CC’ là các đường cao của tam giác A’B’C’. Từ đó suy ra giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC là trực tâm của tam giác A’B’C’.
Lời giải:
Ta có AA′⊥ AB′ vì chúng là hai tia phân giác của hai góc kề bù. Tương tự AA′⊥ AC′. Vì qua A chỉ có một đường vuông góc với AA’ nên ba điểm B’, A, C’ thẳng hàng và AA′⊥ B′C′, hay A’A là một đường cao của tam giác A’B’C’. Hoàn toàn tương tự ta chứng minh được BB’ và CC’ là hai đường cao của tam giác A’B’C’.
Mặt khác theo cách chứng minh của bài 9.5 ta có AA’, BB’, CC’ là ba tia phân giác của các góc A, B, C của tam giác ABC. Từ đó suy ra giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC là trực tâm của tam giác A’B’C’.