Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
- Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
- Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
- Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
- Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
- Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
Sách giải văn 8 bài đánh nhau với cối xay gió, giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 8, sách giải ngữ văn lớp 8 bài đánh nhau với cối xay gió sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 8 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 8, giải bài tập sgk văn 8 đạt được điểm tốt:
Bố cục
Chia làm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu … không cân sức): Trước khi Đôn-ki hô-tê lao vào giao chiến với cối xay
+ Phần 2 (tiếp … văng ra xa): Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
+ Phần 3 (còn lại): Hai thầy trò tiếp tục cuộc phiêu lưu.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
– Văn bản chia thành 3 phần:
+ Phần 1 ( Từ đầu… không cân sức) Trước khi đánh nhau với cối xay
+ Phần 2 (tiếp… người văng ra xa): Cuộc giao tranh giữa Đôn-ki và cối xay
+ Phần 3 (còn lại): Sau khi đánh nhau với cối xay
– 5 sự việc chính chủ yếu:
+ Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió
+ Thái độ, hành động của hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê
+ Quan niệm và cách cư xử của hai thầy trò khi bị thương, đau đớn
+ Chuyện ăn
+ Chuyện ngủ
=< Qua những sự việc này tính cách đối lập của hai nhân vật được khắc họa rõ nét.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Tính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê được bộc lộ:
– Trí tuệ: mê muội (đọc quá nhiều chuyện hiệp sĩ)
+ Thấy cối xay lại nghĩ bọn khổng lồ gian ác
+ Khi bị quật ngã lại cho rằng đó là do pháp sư yểm bùa biến những tên khổng lồ thành cối xay
– Tư tưởng: tiêu diệt cái xấu khỏi mặt đất, theo tinh thần hiệp sĩ
– Hành động: bất chấp nguy hiểm, lời can ngăn vẫn lao vào đánh nhau với cối xay gió
– Tính cách: dũng cảm, khắc khổ, cứng nhắc.
– Quan niệm sống: quên mình vì việc nghĩa (quên cả chuyện ăn, ngủ, chăm lo cho bản thân)
=< Đôn-ki-hô-tê là nhân vật có lý tưởng tốt- hành hiệp trượng nghĩa- nhưng hành động thì điên rồ, phi thực tế bởi chính những ảo tưởng, mê muội khi đọc chuyện kiếm hiệp.
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
– Xan- chô-pan-xa
– Trí tuệ: hoàn toàn tỉnh táo
+ Nhận thức được bản chất của sự vật- cối xay là cối xay
– Ước muốn: thực tế tới mức thực dụng
+ Mong được cai trị một vài hòn đảo
– Hành động; nhút nhát, sợ sệt
+ Không dám theo chủ vào đánh nhau với cối xay
+ Hơi đau một chút đã kêu ca ngay
– Quan niệm sống: quá chú trọng tới bản thân (quan tâm quá mức tới việc ăn, ngủ…)
– Tính cách: nhát gan, ích kỉ, vụ lợi nhưng trung thành, thực tế
=< Xan-chô-pan-xa là nhân vật tồn tại cả những mặt tốt, xấu, hay dở. Xan-chô-pan-xa rất thực tế, tỉnh táo nhưng nhân vật này thực dụng, hèn nhát, tham lam.
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ Văn 8 tập 1) Đối chiếu Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa về các mặt: dáng vẻ bên ngoài, nguồn gốc xuất thân, suy nghĩ, hành động… để thấy rõ nhà văn xây dựng một cặp nhân vật tương phản.
Phương diện | Đôn-ki-hô-tê | Xan-chô-pan-xa |
---|---|---|
Nguồn gốc xuất thân | Quý tộc | Nông dân |
Dáng vẻ bên ngoài | Gầy gò, cao lênh khênh | Béo lùn,cưỡi lừa thấp lè tè |
Suy nghĩ | ảo tưởng, mê muội, phi thực tế | Thực tế, tỉnh táo |
Hành động | Điên rồ, hấp tấp, thiếu suy xét | Thực dụng |
Mục đích | Làm hiệp sĩ trừ tà | Thu chiến lợi phẩm |
Tính cách | Dũng cảm, trọng danh dự, ảo tưởng | Nhát gan, thật thà, thực tế |
Các bài văn mẫu hay về “Đánh nhau với cối xay gió“: