Bài 27

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Sách giải văn 8 bài luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 8, sách giải ngữ văn lớp 8 bài luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 8 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 8, giải bài tập sgk văn 8 đạt được điểm tốt:

Đề bài:Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.

Dàn bài:

A. Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan.

B. Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể.

1. Về thể chất, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh.

2. Về tình cảm, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:

– Tìm thêm được thật nhiều niềm vui cho bản thân mình.

– Có thêm tình yêu với thiên nhiên, với quê hương đất nước.

3. Về kiến thức, những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:

– Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe.

– Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.

C. Kết bài: Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan.

Câu 1: Cách sắp xếp các luận điểm còn lộn xộn, chưa thật hợp lí.

Sắp xếp: c – b – a – d – e.

Câu 2:

a. – Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn: niềm vui sướng, hạnh phúc ngập tràn vì được đi bộ.

– Cảm xúc ấy biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn, giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi, các từ ngữ biểu cảm, …

b. Đoạn văn mẫu:

“Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Chắc các bạn vẫn chưa quên lần cả lớp mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long. Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt mình cả một cảnh trời biển, nước non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Lệ Quyên vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt của bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia cũng tan đi hẳn, như có một phép màu. Niềm vui sướng ấy không thể có khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc?”.

Câu 3:

– Luận điểm chính: tình cảm tha thiết của nhà thơ Việt Nam đối với thiên nhiên qua Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh …

– Hệ thống luận điểm:

   + Đó là cảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, thấm đẫm tình người.

   + Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với khao khát tự do.

   + Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ và tình yêu làng biển quê hương.

– Yếu tố biểu cảm: Đồng cảm, chia sẻ, kính yêu, khâm phục, cùng bồn chồn, cùng nhớ, cùng bang khuâng, …

– Đưa yếu tố biểu cảm vào cả ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

Bài làm tham khảo:

Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chưuá trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
                      (Cảnh khuya)

Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa, ngập tràn trong thơ Bác là nhưũng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm nhận dứoi con mắt của mọt con người lạc quan, và ẩn dưới đó là một tinh thần yêu nước: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

“Muốn đạp tan phòng hè ôi” – Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình – người chiến sĩ cách mạng.

Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương – Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ Tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển.

Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước – đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.

(Sưu tầm)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1018

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống