Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1

Bánh chưng, bánh giầy (Tự học có hướng dẫn) –

Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại và nói: Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân” nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm” Tiên νuong “) ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám°).9Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha như thế nào, không ai đoán được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu (6) thật ngon đem về lễ Tiên vương.Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám, mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh”, ốm rồi chết. So với anh em, chàng thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển. Còn chàng, từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, bây giờ nhìn quanh trong nhà cũng chỉ có khoai, lúa là nhiều. Nhưng khoai, lúa tầm thường quá !Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo:- Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ{*}lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn. Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vi”, nem công chả phượng” tới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộn gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem te(11 Trời, Đất cùng Tiên vương. Lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn cùng với quần thần(12). Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua họp mọi người lại nói: – Bánh hình tròn là tượng Trời” ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất”, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ v(15) để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám. Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. (Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I – Văn học dân gian, NXB Văn học, Hà Nội, 1977) Chú thích (1) Tổ tiên: các thế hệ cha ông, cụ kị,… đã qua đời (2) Giặc Ân: chỉ giặc phương Bắc xâm lược nước ta thời đó. (3) Phúc âm: phúc của tổ tiên để lại cho con cháu. (4) Tiên vương: từ tôn xưng vua đời trước đã mất (thường cùng một triều đại) (tiên: trước, trái nghĩa với hậu: sau). (5). Chứng giám: soi xét và làm chứng. (6) Hậu: ở đây muốn nói cỗ to hơn mức bình thường (hậu: dày). (7) Ghẻ lạnh : thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết. (8). Đồ: ở đây là nấu chín bằng hơi nước trong nồi hai tầng, tầng trên có lỗ ở đáy (chõ).11Sơn hào hải Vị: những món ăn ngon, quý hiếm được chế biến từ những sản vật ở núi và biển; những món ăn quý, lạ nói chung (sơn: núi, hào: thức ăn động vật; hải: biển; vị: món ăn). Nem công chả phượng: những món ăn ngon, sang trọng và quý hiếm, ví như những thức ăn được chế biến công phu từ thịt các loại chim quý như công và phượng.(11) Tế: cúng lễ.(12). Quần thần: các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua).(13), (14). Tượng Trời, tượng Đất: ở đây có nghĩa là gợi hình Trời và Đất. Ngày xưa, người ta quan niệm Trời có hình tròn như cái vung, Đất có hình vuông,(15). Mĩ vị: ở đây chỉ những vật liệu quý để làm bánh chưng.ĐọC-HIÊU VẢN BÁN 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao vàbằng hình thức gì ? 2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ? 3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất,Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua ?4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy,Ghi nhớ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giây vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính – Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua, v.v…).LUYÊN TÂP 1. Trao đổi ý kiến ở lớp:Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy, 2”. Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào ? Vì sao ?

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số lượt đánh giá: 1248

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống