Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 12

Chất giặt rửa

Chất giặt rửa –

Biết khái niệm về chất giặt rửa và tính chất giặt rủ. Biết thành phần, cấu tạo. Từ cổ xưa, con người đã biết dùng các chất giặt rửa lấy trực tiếp từ thiên nhiên như: bồ kết, bồ hòn. Trước khi hoá học hữu cơ ra đời, người ta cũng đã biết nấu xà phòng từ dầu mỡ với các chất kiềm. Xà phòng chính là hỗn hợp các muối natri (hoặc kali) của các axit béo. Ngày nay, người ta còn tổng hợp ra nhiều chất không phải là muối natri (hoặc kali) của các axit béo, nhưng có tác dụng giặt rửa tương tự xà phòng. Chúng được gọi là các chất giặt rửa tổng hợp và được chế thành các loại bột giặt, kem giặt,…Hình 1.2. Một số chất giặt rửa thường gặp 2.Tính chất giặt rửaa). Một số khái niệm liên quanb)c)Chất tẩy màu làm sạch các vết màu bản nhờ những phản ứng hoá học. Thí dụ : nước Gia-ven, nước clo oxi hoá chất màu thành chất không màu: SO2 khử chất màu thành chất không màu. Chất giặt rửa, như xà phòng, làm sạch các vết bẩn không phải nhờ những phản ứng hoá học (xem mục c). Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước, như : metanol, etanol, axit axetic, muối axetat kim loại kiềm,… Chất kị nước là những chất hầu như không tan trong nước, như: hiđrocacbon, dẫn xuất halogen,… Chất kị nước thì lại ưa dầu mỡ, tức là tan tốt vào dầu mỡ. Chất ưa nước thì thường kị dâu mỡ, tức là không tan trong dầu mỡ.Đặc điểm cấu trúc phân tử muối natri của axit béog -). ;;C سی^ص^ص^صی^ص^س^صی^صی^صر Na”а)+ b)Hình 1.3. Cấu trúc phân tử muối natri stearaf: a) Công thức cấu tạo thu gọn nhất, b). Mô hình đặc Phân tử muối natri của axit béo gồm một “đầu” ưa nước là nhóm COO Na” nối với một “đuôi” kị nước, ưa dầu mỡ là nhóm -C, H, (thường x > 15). Cấu trúc hoá học gồm một dâu ưa nước gắn với một đuôi dài ưa dâu no là hình mẫu chung cho “phân tử chất giặt rửa”.Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa Lấy trường hợp natri Stearat làm thí dụ, nhóm CH3[CH2l16=, “đuôi’ua dầu mỡ của phân tử natri Stearat thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm COO’Na” ưa nước lại có xu hướng kéo ra phía các phân tử nước (hình 14a). Kết quả là vết dầu bị phân chia thành những hạt rất nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử natri stearat, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi (hình 1,4b).C.H.COONa :*”༠།ཉིན་ཐོའུ་ 217?????- h” – “శ* а) b)Hình 1.4. a) Sự định hướng các phản Tử natri stearaf khi tiếp xúc với nước và chất bản : b) Các hạt dấu rất nhỏ được giữ chặt bởi các phản Tử natri stearar phản tán vào nướcII – XA PHÔNG1.2Sản xuất xà phòng Phương pháp thông thường sản xuất xà phòng là đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật (thường là loại không dùng để ăn) với dung dịch NaOH hoặc KOH ở nhiệt độ và áp suất cao. Sau khi phản ứng xà phòng hoá kết thúc, người ta cho thêm natri clorua vào và làm lạnh. Xà phòng tách ra khỏi dung dịch được cho thêm phụ gia và ép thành bánh. Dung dịch còn lại được loại tạp chất, cô đặc rồi li tâm tách muối natri clorua để thu lấy glixerol. Nhà máy Xà phòng Hà Nội sản xuất theo quy trình này. Người ta còn sản xuất xà phòng bằng cách oxi hoá parafin của dầu mỏ nhờ oxi không khí, ở nhiệt độ cao, có muối mangan xúc tác, rồi trung hoà axit sinh ra bằng NaOH : R-CH2-CH-R’ —> R-COOH + R’-COOH —> R-COONa + R’-COONa Muối natri của các axit có phân tử khối nhỏ tan nhiều còn muối natri của các axit phân tử khối lớn không tan trong dung dịch natri clorua. Chúng được tách ra gọi là xà phòng tổng hợp. Xà phòng tổng hợp có tính chất giặt rửa tương tự xà phòng thường.. Thành phần của xà phòng và sử dụng xà phòngThành phần chính của xà phòng là các muối natri (hoặc kali) của axit béo, thường là natri Stearat (C),H35COONa), natri pammitat (C1&H3COONa), natri oleat (C),H3COONa),… Các phụ gia thường gặp là chất màu, chất thơm.Xà phòng dùng trong tắm gội, giặt giũ… có ưu điểm là không gây hại cho da, cho môi trường (vì dễ bị phân huỷ bởi vi sinh vật có trong thiên nhiên). Xà phòng có nhược điểm là khi dùng với nước cứng (nước có chứa nhiều ion Cao” và Mgo”) thì các muối canxi stearat, canxi panmitat… sẽ kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng vải sợi.III – CHẤT GIÁT RỦA TÔNG HOP1.2.Sản xuất chất giặt rửa tổng hợp Để đáp ứng nhu cầu to lớn và đa dạng về chất giặt rửa, người ta đã tổng hợp ra nhiều chất dựa theo hình mẫu “phân tử xà phòng” (tức là gồm đầu phân cực gắn Với đuôi dài không phân cực), chúng đều có tính chất giặt rửa tương tự xà phòng và được gọi là chất giặt rửa tổng hợp. Thí dụ :CHICHalo-CH2-O-SO, Nat CHCH-CH-CH-SO, Natnatri lauryl sunfat natri đođecylbenzensunfonatChất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ các sản phẩm của dầu mỏ. Chẳng hạn, Oxi hoá parafin được axit cacboxylic, hiđro hoá axit thu được ancol, cho ancol phản ứng với H2SO4 rồi trung hoà thì được chất giặt rửa loại ankyl sunfat: R-COOH —*” → R-CH-OH _HلاوO4 او R-CHOSOH NaOH R-CHOSO, Na” Thành phần và sử dụng các chế phẩm từ chất giặt rửa tổng hợp Các chế phẩm như bột giặt, kem giặt, ngoài chất giặt rửa tổng hợp, chất thơm, chất màu ra, còn có thể có chất tẩy trắng như natri hipoclorit,… Natri hipoclorit có hại cho da khi giặt bằng tay. Ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp là dùng được với nước cứng, vì chúng ít bị kết tủa bởi ion canxi. Những chất giặt rửa tổng hợp có chứa gốc hiđrocacbon phân nhánh gây ô nhiễm cho môi trường, vì chúng rất khó bị các vi sinh vật phân huỷ.2 HOA HOC 12-INC-A 17Hãy chọn khái niệm đúng: A. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng giống như xà phòng nhưng được tổng hợp từ dầu mỏ, B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn.D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hoá học với các chất đó. a). Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp.b). Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa ?a). Hãy kể ra một vài loại quả hoặc cây và cách dùng chúng để giặt rửa. b). Nêu ưu, nhược điểm của bổ kết, xà phòng, bột giặtChọn dự đoán đúng trong 2 dự đoán sau:– Bổ kết Có tác dụng giặt rửa vì trong đó có những chất oxi hoá mạnh (hoặc khử mạnh). – Bồ kết có tác dụng giặt rửa vì trong đó có những chất có cấu tạo kiểu “đầu phân Cực’ gắn với “đuôi không phân cực” giống như “phân tử xà phòng”. Em hãy lấy nước bổ kết, nước xà phòng và nước Gia-Ven. Nhúng vào mỗi loại nước đó một mẩu giấy màu hoặc một cánh hoa hồng để quan sát. Sau đó cho vào đó 1 giọt dầu ăn, lắc kĩ và quan sát. Kết quả các thí nghiệm này sẽ giúp em lựa chọn dự đoán đúng.Có 3 ống nghiệm: ống A chứa 3 ml nước cất và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hoà, ống B chứa 3 ml nước xà phòng, ống C chứa 3 ml nước xà phòng và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hoà. Cho vào mỗi ống nghiệm 5 giọt dầu ăn, lắc đều. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.Tiến hành thí nghiệm như ở bài tập 5, nhưng thay nước xà phòng bằng nước bột giặt Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.2 HOA HOC 12 NC-B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1148

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống