Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I –

Bài kiểm tra cuối học kì I nhằm tập trung đánh giá một cách toàn diện những kiến thức và kĩ năng đã học trong Ngữ văn 7, tập một theo tinh thần tích hợp. Như thế học sinh cần chú ý ôn tập cả ba phần: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn để có thể vận dụng một cách tổng hợp trong một bài viết.1. Về phần Văn Trọng tâm chương trình Ngữ văn lớp 7 là đọc – hiểu tác phẩm trữ tình và tác phẩm nghị luận dưới các hình thức thể loại khác nhau. Chương trình học kì I tập trung đọc – hiểu các tác phẩm trữ tình bao gồm : thơ ca dân gian, thơ trữ tình trung đại, thơ Đường, thơ và tuỳ bút hiện đại. Khi ộn tập, học sinh cần chú ý một số nội dung cơ bản sau đây: a). Nắm được đặc điểm thể loại của các tác phẩm trữ tình đã học, cụ thể là: – Đặc điểm ca dao, dân ca Việt Nam. – Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam. – Đặc điểm thể tuỳ bút. Để nắm được các nội dung trên, học sinh chú ý đọc kĩphần chú thích (%) sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại, cụ thể là: – Chú thích về ca dao, dân ca ở Bài 3. – Chú thích về thơ trung đại ở Bài 5.- Chú thích về tuỳ bút ở Bài 14.b). Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình:- Trước hết là nội dung của những bài ca dao theo bốn chủ đề chính:+ Những câu ca dao về tình cảm gia đình ca ngợi công ơn sinh thành và nuôi dưỡng to lớn của cha mẹ.+ Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người, ca ngợi những danh lam thắng cảnh, những vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc, của những di tích lịch sử gắn chặt với đời sống tinh thần dân tộc.+ Những câu hát than thân bộc lộ những nỗi lòng tê tái, nỗi khốn khổ, đắng cay, tủi nhục,… của người dân lao động, đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.18513. NGUVÄN 7/1-A+ Những câu hát châm biếm nhằm phê phán và chế giễu những thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng và gia đình bằng nghệ thuật trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.- Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú, nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tỉnh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.+ Tinh thần yêu nước chống xâm lăng, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống thanh bình được thể hiện rõ nét ở các bài thơ như Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra,…+ Tình cảm nhân đạo thể hiện ở tiếng nói phê phán chiến tranh phi nghĩa đã tạo nên các cuộc chia li đầy sầu hận (Chinh phụ ngâm khúc); ở tiếng lòng xót xa cho thân phận long đong “bảy nổi, ba chìm” mà vẫn trong trắng, sắt son của người phụ nữ (Bánh trôi nước); ở tâm trạng ngậm ngùi, da diết nhớ về một thuở vàng son đã mất của Bà Huyện Thanh Quan (Qua Đèo Ngang),…- Các bài thơ trữ tình hiện đại như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), bên cạnh các bài tuỳ bút giàu chất thơ như Một thứ quà của lúa non : Cốm (Thạch Lam), Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng),… tuy mỗi bài mỗi vẻ nhưng đề ثم عهدhương, đất nước; yêu cuộc sống bình thường, giản dị mà rất đỗi diệu kì.đö là +ình yêu quê- Ba tác giả thơ Đường được học trong Ngữ văn 7, tập một là Lí Bạch, Đỗ Phủ và Hạ Tri Chương. Những bài thơ của các tác giả này ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên (Xa ngắm thác núi Lư), lòng yêu quê hương sâu đậm, da diết (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê), và tình cảm nhân ái, vị tha vì con người (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá).c). Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở các tác phẩm trữ tình đã học (cách thức trữ tình, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình,…). Từ đó có thể phân biệt được ca dao và thơ lục bát, thơ Đường và thơ hiện đại, thơ Đường và thơ Đường luật, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm qua một số tác phẩm đã học; trả lời được tại sao tuỳ bút lại có thể coi là tác phẩm trữ tình.186 13 NGŪ, VĀN 7/1-Bd) Ngoài trọng tâm là các tác phẩm trữ tình đã nêu, cũng cần chú ý đọc – hiểu một vài văn bản nhật dụng , nắm được nội dung và ý nghĩa của các văn bản này: – Vai trò và tầm quan trọng của nhà trường qua văn bản Cổng trường mở ra. -Tình cảm và tấm lòng người mẹ qua các văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi – Vấn đề quyền trẻ em qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. 2. Về phần Tiếng Việt Phần Tiếng Việt ở Ngữ văn 7, tập một có mấy yêu cầu chính đối với học sinh như sau: a) Nhận diện được: – Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, – Thành ngữ; – Các biện pháp điệp ngữ, chơi chữ. b) Biết vận dụng các kiến thức Tiếng Việt khi nói, viết và khi đọc – hiểu các văn bản chung ở phần Văn. 3. Về phần Tập làm văn Trọng tâm của chương trình Tập làm văn trong Ngữ văn 7, tập một là văn bản biểu cảm. Học sinh cần chú ý để nắm được các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tìm hiểu chung về văn bản biểu cảm, cụ thể là: – Thế nào là biểu cảm ? Nhu cầu và mục đích của biểu cảm. – Đặc điểm của văn bản biểu cảm. – Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. – Tình cảm trong văn bản biểu cảm. b) Biết cách làm một bài văn biểu cảm: – Các dạng lập ý cho bài văn biểu cảm.- Cách làm văn bản biểu cảm.187- Viết bài biểu cảm về một sự vật, con người. – Viết bài biểu cảm về một tác phẩm văn học. II – VÊ CÁCH ÔN TÂP VẢ HƯỞNG KIÊMTRA ĐÁNH GIÁ Chương trình Ngữ văn được xây dựng theo tinh thần tích hợp, vì thế khi ôn tập, học sinh cần chú ý: 1. Các kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn đều dựa vào cùng một hệ thống văn bản chung để khai thác và hình thành. Khi học ôn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phần với các văn bản chung có trong sách giáo khoa. 2. Do yêu cầu đổi mới đánh giá, bài kiểm tra áp dụng một phần hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Phần trắc nghiệm sẽ kiểm tra một cách tổng hợp trên một diện khá rộng các kiến thức đã học, vì thế không nên học tủ, học lệch mà phải học ôn toàn diện, đầy đủ. 3. Cấu trúc một bài kiểm tra thường gồm hai phần: phần trắc nghiệm chiếm 50% số điểm (khoảng 10 câu) nhằm kiểm tra các kiến thức về đọc – hiểu, về tiếng Việt; phần tự luận chiếm 50% số điểm, nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng tập làm văn qua việc thực hành viết một bài (đoạn) văn ngắn. 4. Học sinh có thể tham khảo đề kiểm tra sau đây:ĐÊ KIÊMTRA CUỐI HọCKìI Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép hoặc giao đề) Đề bài (gồm 2 phần) Phần I: Trắc nghiệm (10 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm, tổng số là 5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất. Mùa xuân của tôi[…] Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. 188[…] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuy vẫn còn phong cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác, […] (Ngữ văn 7, tập một) 1. Đoạn văn Mùa xuân của tôi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A – Miêu tả B – Biểu cảm C– Tự sự D – Nghị luận2. Tác giả đoạn văn Mùa xuân của tôi là ai ?A – Vũ Bằng B – Thạch Lam C.- Xuân QuỳnhD – Nguyễn Tuân3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuânHà Nội ?A – Mùa xuân của tôi […] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]. B – Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. C.-I.]Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng […]. D – Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn […]1894. Trong đoạn văn Mùa xuân của tôi, tác giả đã dùng mấy từ láy ?A – MộtB-HaiC – BaD – Bốn 5. Trong câu văn: “Đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong […]”, từ phongcó nghĩa là gì ?A – Dęp deB – Cơn gióC– Bọc kínD– Oai phong 6. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ thương mến ?A = Kính trọngB – Yêu quýC– Gần gũiD – Nhớ nhung 7. Trong đoạn văn Mùa xuân của tôi, người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy ?A – Ngôi thứ baB – Ngôi thứ haiC– Ngôi thứ nhất số ítD- Ngôi thứ nhất số nhiều 8. Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ ?A – Nhà rách Vách nátB – Nhai (Ản) kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa190Lanh chanh như hành không muối ngồi đáy giếng. Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao, dân ca ? Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng. Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay Đó là những bài thơ – bài hát trữ tình dân gian. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên 10. Nhận xét nào đúng với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ? Đó là một bài thơ Đường. Đó là một bài thơ tứ tuyệt. Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán. Đó là một bài thơ làm theo thể Đường luật Phần II: Tự luận (5 điểm) Có thể chọn một trong các đề sau đây: Đề1: Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lưtrong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên. Đề 2: Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người. Đề 3 : Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ.191

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1178

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống