Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 –

Trả lời chính xác các câu hỏi trắc nghiệm. Viết được một bài văn nghị luận có luận điểm, luận cứ chính xác, lập luận hợp lí để thế hiện những ý kiến chân thực của bán thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học.|-HƯỨNG DẫNCHUNGĐây là bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I. Đề bài gồm hai phần. Phần thứ nhất có 12 câu hỏi trắc nghiệm. Những câu hỏi trắc nghiệm này được ra trong phạm vi kiến thức và kĩ năng cơ bản về Tiếng Việt và Văn học mà anh (chị) đã học ở học kì I. Phần thứ hai – phần tự luận – gồm khoảng 2–3 đề làm văn, bao gồm cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Học sinh được chọn một trong các đề đó để viết bài. Điểm tối đa dành cho phần trắc nghiệm là 3 và phần tự luận là 7.Để bài viết đạt kết quả tốt, anh (chị) cần làm các công việc sau:1. Đọc lại những tác phẩm (đoạn trích) đã học ở phần Văn học và bài giảng của thầy giáo, cô giáo; ghi lại những ý kiến, những đánh giá, những điều muốn bàn luận của mình về toàn bộ hoặc về từng mặt, từng khía cạnh trong tác phẩm (đoạn trích).2. Ôn luyện những kiến thức và kĩ năng đã học về Tiếng Việt để trả lời chính xác các câu hỏi trắc nghiệm và luyện cách viết, cách diễn đạt chính xác, rành mạch, chặt chẽ hơn.3. Ôn luyện phương pháp làm bài kiểm tra trắc nghiệm.Ôn lại những kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận đã học (ở THCS và nhất là ở học kì Ilớp 11). Chú ý rèn luyện thêm những khâu mà anh (chị) cảm thấy bản thân mình còn yếu (ở khâu phân tích đề, lập dàn ý, hoặc tìm lí lẽ, dẫn chứng, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận; hoặc ở khâu diễn đạt,…).4.208II – 6ợI Ý ĐÊ BằI Phần trắc nghiệm (3 điểm) 1. Người Viết Chiếu cầu hiền là ai? A- Lê Thánh Tông C- Quang Trung B– Thân Nhân Trung D– Ngô Thì Nhậm 2. Phẩm chất chủ yếu nào của người nông dân được Nguyễn Đình Chiểu ngợi ca trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?A- Cần cù, giản dị C– Dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốcB– Chịu thương chịu khó D– Lập chiến tích vẻ vang 3. Tác phẩm nào đã nói đến sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ ?A – Tự tình (bài II) C– Thương vợB– Khóc Dương Khuê D– Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc4. Trong số những văn bản dưới đây, văn bản nào được viết theo thể hát nói? A = Bài ca ngắn đi trên bãi cát C– Vịnh khoa thi Hương B– Lẽ ghét thương D– Bài ca phong cảnh Hương Sơn 5. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển dưới chế độ xã hội nào ? A – Phong kiến C– Thực dân, nửa phong kiến B– Thực dân, phong kiến D – Nửa thực dân, nửa phong kiến 6. Vì sao viên quản ngục trong Chữ người tử tù nhận mình là “kẻ mê muội”? A- Đã không thấy hết tài viết chữ của ông Huấn Cao B – Đã không nhận rõ lẽ sống cao đẹp của con người C– Để tỏ lòng tôn kính đối với người cho chữ D– Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường 7. Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, tiếng cười trào phúng và lòng căm phẫn của tác giả Vũ Trọng Phụng nhằm vào đối tượng nào ? A – Những kẻ còn giữ thói phong kiến hủ lậu B– Những kẻ đua đòi “tân thời” – Âu hoá C- Những kẻ vì ham của, hợm của mà mất hết tình người D– Cả ba ý trên 8. Những lời nói cuối cùng của Chí Phèo thể hiện tâm trạng nào ? A = Khao khát sống B– Liều chết C– Căm hờn khi thấy mình đã bị lưu manh hoá D – Uất ức, tuyệt vọng vì bị cự tuyệt quyền làm người2099. Dòng nào nêu đầy đủ và chính xác tác dụng của việc sử dụng thành ngữ? A = Sinh động; hàm súc; gần gũi với người lao động B – Hàm súc; giàu hình ảnh, cảm xúc; gần gũi với người lao động C- Sinh động; hàm súc; giàu hình ảnh, cảm Xúc D- Gần gũi với người lao động; sinh động; giàu hình ảnh, cảm xúc 10. Trong đoạn thơ: Lặn lội thân cò khi quãng vắng – Eo sèo mặt nước buổi đò đông – Một duyên hai nợâu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công (Trần Tế Xương, Thương vợ) có mấy thành ngữ ? A-Hai C– Bốn B – Ba D – Năm 11. Trong hai câu thơ: Mõ thảm không khua mà cũng cốc – Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om (Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài I) có hiện tượng sử dụng từ ngữ theo phương thức chuyển nghĩa nào ? A-Ấn dụ C– Mở rộng phạm vi nghĩa B – Hoán dụ D-Ấn dụ và hoán dụ 12. Dòng nào nêu đầy đủ và chính xác những thành phần câu có tác dụng liên kết ý trong văn bản ? A – Chủ ngữ; thành phần phụ chú; trạng ngữ chỉ tình huống B– Chủ ngữ trong kiểu câu bị động; khởi ngữ; trạng ngữ chỉ tình huống C– Chủ ngữ; thành phần phụ chú; khởi ngữ D– Khởi ngữ; thành phần phụ chú; trạng ngữ chỉ tình huốngPhần tự luận (7 điểm – chọn một trong hai đề) 1. Bàn về lợi ích và hứng thú của Việc tự học. 2. Nêu ý kiến của anh (chị) về chủ đề của truyện ngắn. Hai đứa trẻ. Theo anh (chị),đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạhay là câu chuyện về niềm khát khao Vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn ?III – 6[j] Ý CÁCH LằM BằI Phần trắc nghiệm 1. Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để trả lời chính xác các câu hỏi. Chú ý: mỗi câu chỉ có một phương án đúng. 2. Bình tĩnh làm từng câu, câu nào biết chắc chắn làm trước, câu nào còn hồ nghi, phân vân để lại làm sau. 3. Suy nghĩ cẩn thận, không hấp tấp để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc. 4. Tránh những sai sót về kĩ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm.210Phần tự luận1. Đọc kĩ đề bài để xác định rõ: – Đề bài yêu cầu phải trình bày ý kiến của bản thân về sự vật, hiện tượng, vấn đề hoặc về tác phẩm (đoạn trích) nào ? – Những ý kiến đó cần đạt những yêu cầu cụ thể gì ? (phù hợp với đề bài, với lẽ phải, với sự thật của đời sống (hay tác phẩm) ; chân thành, không giả tạo, không khuôn sáo; được bộc lộ rõ ràng, chặt chẽ; có sức thuyết phục lí trí và tình cảm của người đọc,…)2. Tìm và chọn hệ thống luận điểm, luận cứ đáp ứng được các yêu cầu đó.3.- Xây dựng dàn ý sao cho các ý kiến của mình được nổi bật lên ở bài làm : phầnmở bài phải giới thiệu được đề tài nghị luận và gây được hứng thú cho người đọc; phần thân bài phải lần lượt trình bày các luận điểm, luận cứ theo một tiến trình lập luận hợp lí, chặt chẽ (cần chú ý sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, so sánh để bài văn thêm sức thuyết phục); phần kết bài phải thâu tóm được tinh thần và nội d ủa bài làm, đồng thời lOo lại những suy ngẫm sâu xa trong người đọc.4. Chú ý không mắc lỗi về diễn đạt (chính tả, từ ngữ, ngữ pháp). Cố gắng sử dụng hợp lí, sáng tạo các quan hệ từ, cách chuyển ý, chuyển đoạn, các biện pháp tu từ để các câu, các đoạn văn thêm chặt chẽ và hấp dẫn.[[]ĐOC THÊMTU HOCLAMOT CÁI THÚ (Tích)Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch. […]J.J. Ru-Xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ.J.J. Ru-Xô nói: “Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tuỳ ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tôi thấy thú thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tuỳ thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thể hưởng được”.Còn V. Huy-gô thì viết: “Người ta được tự chủ, tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản”.211Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạnạ– thì đã có J.H. Pha-brơ và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà đi coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non ở Thuỵ Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả. […] Ta lại được quyền lựa chọn giáo sư. Ta đương học họ mà bỏ ngang, họ không hề giận, lúc khác muốn học lại thì họ vẫn sẵn sàng chỉ bảo […]. Giáo sư của ta nhiều vô kể, ta tha hồ lựa chọn. Họ sống đồng thời với ta hoặc trước ta cả chục thế kỉ, ở ngay trong xứ ta hoặc cách ta cả Vạn cây số. Hết thảy đều tự thân đem những tinh hoa nhất của họ ra dạy ta mà đối Với ta lễ phép và ôn tồn, thân mật như bạn bè. Nào phải họ chỉ dạy ta mà thôi. Họ còn an ủi ta nữa, kể lể tâm sự với ta. Ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của họ, nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và ta hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trong thế giới này. […] Tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta thấy như tự bắc được một cái cầu giữa tâm hồn ta và tâm hồn của các danh nhân trong muÔn thuÖ. Chắc bạn còn nhớ lời của Von-te: “Người siêng học lần lần tự khoác cho mình một cái tôn vọng mà chức tước, của cải đều không cho được”. […] Thiêng liêng thay sự tự học ! Mỗi lần vào một thư viện công cộng, tôi đều có cảm giác rờn rợn mà lâng lâng như vào một toà đền […]. Ở đấy không có hương, không có trầm, nhưng có hàng chục, hàng trăm người đang tụng niệm, vì đọc sách có khác chi tụng kinh và sách nào đứng đắn mà chẳng là một cuốn kinh ? E. : . . . . . .T. J. firl NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2003)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 896

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống