Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1

Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) –

Qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. Tìm hiểu, đánh giá nghệ thuật kết cấu và nghệ thuật ngôn từ của đoạn thơ này. Biết được một vài tác giả đang sống và sáng tác văn học ở địa phương, sưu tầm và chép lại một số tác phẩm hay viết về địa phương được sáng tác trong những năm gần đây. Bước đầu có thái độ quý trọng và tự hào đối với văn học địa phương.• Củng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ đơn và từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.• Thông qua giờ trả bài, củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với J/ếu tố miêu tả, nhận ra được những ưu điểm, khuyết điểm trong bài lâm, biết sửa lỗi về diễn đạt và chính tả.VẢN BẢN118LUC VÂN TIÊN GẢPNAN (Trích Truyện Lục Vân Tiên)Đêm khuya lặng lẽ như tờ, Nghinh ngango sao mọc mịt mờ sương bay. Trịnh Hâm khi ấy ra tay, Vân Tiên bị gã xô ngay xuống v&i(*). Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời, Cho người thức dậy lấy lời phui pha”. Trong thuyền ai nấy kêu la, Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng. Vân Tiên mình luy” giữa dòng, Giao long” dìu đỡ vào trong bãi rày. Vừa may trời đã sáng ngày, Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ. Hối con vầy lửa” một giờ, Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày. Vân Tiên vừa ấm chơn tay, Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi. Ngỡ thân mình phải nước trôi, Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian. Ngư ông khi ấy hỏi han, Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa. Ngư rằng: “Người ở cùng ta, Hôm mai hẩm hút” với già cho vui”. Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi, Thân tôi như thể trái mùi” trên cây. Nay đà trôi nổi đến đây, Không chi báo đáp mình nầy trơ trơ”. Ngư rằng:”Lòng lão chẳng mơ, Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn ? Nước trong rửa ruột sạch trơn, Một câu danh lợi chi sờn lòng đây. Rày doi mai vịnh vui vầy, Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng. Một mình thong thả làm ăn, Khoẻ quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm. Nghêu ngao nay chích” mai đầm, Một bầu trời đất vui thầm ai hay. Kinh luân” đã sẵn trong tay, Thung dung dưới thế vui say trong trời. Thuyền nan một chiếc ở đời, Tắm mưa chải gió” trong vời Hàn Giang”. (Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên, theo Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, Sđd)119Chú thíchVị trí đoạn trích: Đoạn này nằm ở phần thứ hai của truyện. Vân Tiên và tiểu đồng đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi trở về. Vốn đã có lòng đố kị, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội để hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền, hứa sẽ dẫn về quê nhà. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ, hắn mới thực hiện hành động tội ác của mình. (1) Nghinh ngang : nghênh ngang. Do cách phát âm của người Nam Bộ, trong đoạn thơ này có nhiều từ như thế, chẳng hạn: phui pha (phôi pha), Chơn tay (chân tay), đàng (đường), nẩy” (này), nhơn nghĩa (nhân nghĩa),… (2) Vời: khoảng nước rộng ngoài xa trên mặt sông hay mặt biển. (3) Phui pha (phôi pha) : phai nhạt đi, mất vẻ tươi thắm, đẹp đẽ. Dùng từ phui pha ý tác giả muốn nói Trịnh Hâm kiếm lời nói lấp liếm, làm cho nhẹ chuyện đi, khiến không ai để ý mà truy cứu nữa. (4) Luy: chịu lấy hậu quả việc làm của người khác, ở đây ý nói bị hại (5) Giao long: con rồng nước, hay gây sóng dữ. Ở vùng sông Cửu Long, cá sấu cũng gọi là giao long. Để cho giao long cứu Vân Tiên, ý tác giả muốn nói: Vân Tiên là người hiền đức mà bị hãm hại, ngay đến giao long là loài hung dữ cũng phải cảm thương mà giúp đỡ. (6) Vầy lửa: đốt lửa, nhóm lửa. (7) Hẩm hút (từ cổ); chỉ những thức ăn đạm bạc của người nghèo (hẩm: hư hỏng, biến chất, biến màu; hút: chỉ gạo không trắng). Ở đây ông Ngư ngỏ ý mời Vân Tiên ở lại nhà mình, cùng chia sẻ rau, cháo. (8) Trái mùi: trái cây quá chín, đã nẫu, ý nói trái cây chín nẫu tất phải rụng, mình bệnh tật nhiều, không biết chết khi nào, sẽ phụ công ơn ông Ngư. (9). Chích: cái hồ, cái đầm. (10), Kinh luân: khi làm tơ, kéo từng mối chia ra gọi là kinh, so các sợi mà hợp lại gọi là luân, nghĩa bóng chỉ tài sửa sang, sắp đặt, tổ chức, cai trị nước. Ý ông Ngư muốn nói: ông cũng là người có tài kinh luân, nhưng muốn sống ẩn dật với nghề chài lưới, và trong nghề chài lưới ông cũng chẳng thua kém gì những người có tài trị nước.120Tấm mưa chải gió: tắm mình bằng mưa, chải đầu bằng gió, ý nói nghề chài lưới quen xông pha mưa gió, sống tự do giữa thiên nhiên. Tìm chủ đề của đoạn trích. Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này ?3. Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích ?(Gợi ý phân tích:- Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên.- Lời nói của ông Ngư với chàng.- Cuộc sống lao động của ông Ngư)Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào ?4. Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy.Ghi nhớ Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói lên sự đối lập giữa thiện và ác,giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động. Đây cũng là đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt ngôn ngữ bình dị, dân dã.LUYÊN TÂPTrong Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp vào cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này? Họ có những đặc điểm chung gì ? Tác giả muốn gửi gắm ý tưởng nào thông qua các nhân vật đó?121

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1172

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống