Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1

Luyện nói kể chuyện –

Lập dàn bài kể miệng trên lớp theo một trong các để bài sau và kể theo dàn bài: 1. Kể về một chuyến về quê. 2. Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn. 3. Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử. 4. Kể về một chuyến ra thành phố. Dàn bài tham khảo “Kể về một chuyến về quê.” – Mở bài: Lí do về thăm quê, về quê với ai. – Thân bài: + Lòng xôn xao khi được về quê,+ Quang cảnh chung của quê hương;111+ Gặp họ hàng ruột thịt, + Thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng lứa, + Dưới mái nhà người thân. – Kết bài: Chia tay – cảm xúc về quê hương. Bài tham khảo Em quê ở nông thôn nhưng lại sinh ra và lớn lên ở thành phố. Mười mấy tuổi đầu mà chưa một lần về quê. Nhiều lần chúng em đòi về quê, bố mẹ em đều bảo chờ dịp, vì đường xa lắm. Rồi một ngày ở quê làm giỗ Tổ, thế là cả nhà em có dịp về quê. Nói đến quê, lòng em rất háo hức. Người ta hát “Quê hương là chùm khế ngọt”, “Quê hương là con đò nhỏ”. Còn em, em hình dung quê hương là những bà con thỉnh thoảng ghé thăm cho em nào nếp, nào lạc. Nhà em ở cách quê rất xa. Thoạt đầu cả nhà đi xe lửa, sau một đêm ngủ trên tàu thì đi xe lam, qua đò và cuối cùng đi bộ. Mẹ em bảo, về nhà chú chỉ còn khoảng một cây số thôi, đi bộ mà xem cho biết. Xung quanh làng đồng lúa trải rộng tít tắp. Nhìn về làng, rặng tre xanh um bao bọc tất cả. Qua cánh đồng đến những mương nước, máy bơm đang xả nước rào rào. Vượt qua cổng làng là những ngôi nhà ngói, có cổng và vườn bao bọc. Có những người quen đứng ở cổng cất tiếng chào bố mẹ em. Quá giữa làng là đến nhà chú em. Bà con nhiều nơi đã về, tay bắt mặt mừng, hỏi thăm rối rít. Chú thím hỏi bố mẹ em : “Cháu Lâm đã lớn bằng ngần này ai? Cái Lan nữa, sắp thành cô gái rồi”. Bố em hỏi chuyện cúng giỗ đã chuẩn bị đến đâu, còn mẹ em đem các thứ đã chuẩn bị đưa cho thím. Mẹ em cũng đem quà cho các em con chú thím. Lũ trẻ con hàng xóm cũng đến. Mẹ em đem kẹo phân phát cho chúng. Sáng hôm sau, bố đưa chúng em đi thăm mộ các cụ, thắp hương, rồi về thăm nhà thờ họ. Chúng em ra xem sông, xem cây cổ thụ, trưa trở về thì cả họ đang cúng ở nhà thờ. Chúng em cũng vào lạy, Trưa hôm ấy, trong bữa cỗ đông đúc, mọi người nói chuyện vui vẻ, ồn ào. Chiều hôm ấy, em và lũ trẻ mới quen rủ nhau đi chơi như những người đã quen từ lâu. Tối hôm ấy, chúng em ăn cơm và nhìn ngắm nhà chú em. Bố em bảo: “Đây là nhà ông cố để lại cho ông, ông để lại cho bố và chú. Bố con mình ra thành phố112Nhà tuy lợp ngói nhưng đã cũ, đồ đạc cũng cũ. Chỉ có cái tử li và ti vi là mới bởi làng mới có điện và nhà chú cũng khá giả. Chú hỏi thăm em học tập thế nào, hẹn đem mấy em con chú ra thành phố chơi. Cuối cùng chú thím lại đem quà quê, nếp và lạc, gói mỗi thứ một ít cho mẹ em cầm về. Mẹ em từ chối thế nào cũng không được. Cả nhà lên đường từ sáng sớm cho kịp tàu. Chú thím cũng ra tiễn một đoạn xa, tận cổng làng. Thế là em hiểu được làng quê. Đó là nơi mồ mả tổ tiên nhiều đời, là nơi thờ cúng dòng họ. Nơi những người cùng dòng máu dù xa xôi đều nhận ra nhau và có tình thân với nhau. Em thích rặng tre râm mát, thích lũ trẻ con dễ gần, thích không khí vắng lặng. Em mong làng quê giàu có hơn, đời sống khấm khá hơn và cầu chúc đời sống gia đình chú em ngày càng thịnh vượng hơn nữa.(Bài làm của học sinh)II – LUYÊN_NOI TRÊN LỞP 1. Chia tổ luyện nói theo dàn bài. 2. Chọn một số học sinh nói trước lớp. Học sinh khi nói chú ý: – Nói to, rõ, tự tin, nhìn thẳng vào người nghe, – Chú ý diễn cảm. Không nói như đọc thuộc lòng,

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1066

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống