Tải ở cuối trang

Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) –

Thấy được ý thức dân tộc đã phát triển tới trình độ cao và phần nào hiểu được một vài nét đặc sắc nghệ thuật của áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo qua đoạn trích Nước Đại Việt ta. Năm được cách dùng các kiểu cầu để thực hiện hành động nói. Nắm vững khái niệm luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết và quan hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận.sev,66VẢN BẢNNUÓC ĐAI VIỆT TA (Trích Bình Ngô đại cáo) Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”), Quân điếu phạt{°) trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt” ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến(“đã lâu,5 NGUWAN 8 T2a Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam” cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần”) bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên”, mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt” đời nào cũng có.Vậy nên: Luru Cungo tham công nên thất bại, Triệu Tiết” thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử(}}) bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã(**). Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.(Nguyễn Trãi (*), Bình Ngô đại cáo,trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995)Chú thích(&) Về tác giả Nguyễn Trãi: xem chú thích (+) ở sách Ngữ văn 7, tập một, tr. 79.Cáo là thể văn nghị luận cό, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau). Cũng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của quân Minh xâm lược, buộc Vương Thông phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước. Bài đại cáo này được viết theo lối văn67biển ngẫu, có vận dụng thể tứ lục (từng cặp câu, mỗi câu mười chữ ngắt theo nhịp 4/6), kết cấu cũng gồm bốn phần như thể cáo nói chung. Đoạn trích từ Bình Ngô đại cáo ở đây là do Bùi Văn Nguyên dịch dựa theo bản dịch của Bùi Kỉ. Nhan đề đoạn trích do người biên soạn SGK đặt. (1) Nhân nghĩa : vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. O đây tác giả đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc. Yên dân: đem lại cuộc sống yên ổn cho dân. (2) Điếu phạt: rút ý từ câu “điếu dân phạt tội” (thương dân, đánh kẻ có tội) trong Kinh Thư nói về việc Thang, Vũ đánh kẻ có tội là Kiệt, Trụ (điếu: thương xót; phạt: đánh, dẹp). (3) Đại Việt: tên nước ta từ đời vua Lí Thánh Tông. (4) Văn hiến: truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp (văn: văn chương, chữ nghĩa, văn hoá nói chung, hiến: người hiền tài). (5) Bắc Nam: ở đây Bắc chỉ Trung Quốc, Nam chỉ nước ta. (6) Đinh, Lí, Trần : những triều đại xây dựng nền độc lập của đất nước ta. Triệu : chỉ triều đại của Triệu Đà, kẻ đã cướp nước Âu Lạc, nhưng sử sách trước đây có tài liệu coi đó là một triều đại của nước nhà. (7) Hán, Đường, Tống, Nguyên: các triều đại Trung Quốc. (8) Hào kiệt: người có tài cao, chí lớn hơn người. (9). Lưu Cung: vua Nam Hán (nam Trung Quốc) đã sai con là Hoằng Thao (có tài liệu ghi là Hoằng Tháo) đem quân xâm lược nước ta, bị Ngô Quyền đánh bại năm 938. (10). Triệu Tiết: tướng nhà Tống, đem quân sang đánh nước ta thời Lí, bị Lí Thường Kiệt đánh đuổi. (11). Hàm Tử: bến Hàm Tử, một địa điểm ở tả ngạn sông Hồng (nay thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên), là nơi Trần Nhật Duật phá quân Toa Đô trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai. (12) Toa Đô, Ô Mã (tức Ô Mã Nhi): hai tướng nhà Nguyên. Theo sử, Toa Đô bị giết chết ở trận Hàm Tử (không phải bị bắt sống). 68ĐọC-HIÊU VẢN BẢN1. Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào ? 2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào ? 3. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào ? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao ? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nuróc Dai Việt ta. 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh đối lập,… có hiệu quả.) 5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh. 6”. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.Ghi nhớVới cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. Nước ta là đất nước cónền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.8 / 5. Số lượt đánh giá: 1308

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống