1000 Bài Tập Trắc Nghiệm Gdcd Lớp 12 (Có Lời Giải)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Câu 1. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là thể hiện quyền bình đẳng

A. trong kinh doanh.

B. trong lao động.

C. trong tài chính.

D. trong tổ chức.

Đáp án: A

Câu 2. Bình đẳng giữa cha mẹ và con có nghĩa là

A. cha mẹ khôn phân biệt đối xử giữa các con.

B. cha mẹ có quyền yêu thương con gái hơn con trai.

C. cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai.

D. cha mẹ yêu thương, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

Đáp án: A

Câu 3. Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây ?

A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình.

B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.

C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con.

D. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển.

Đáp án: B

Câu 4. Quyền bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là

A. doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước.

B. các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau.

C. doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.

D. mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau.

Đáp án: A

Câu 5. Nói đến bình đẳng trong kinh doanh là nói đến quyền bình đẳng của công dân

A. trước pháp luật về kinh doanh.

B. trong tuyển dụng lao động.

C. trước lợi ích trong kinh doanh.

D. trong giấy phép kinh doanh.

Đáp án: A

ad

Câu 6. Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ thân nhân.

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ hợp tác.

D. Quan hệ tinh thần.

Đáp án: A

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con ?

A. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt cho cả con trai và con gái.

B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi.

C. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con.

D. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai.

Đáp án: D

Câu 8. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là

A. mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm phù hơp với khả năng của mình.

B. mọi người đều có quyền lựa chọn và không cần đáp ứng yêu cầu nào.

C. mọi người đều có quyền làm việc hoặc nghỉ việc trong cơ quan theo sở thích của mình.

D. mọi người đều có quyền được nhận lương như nhau.

Đáp án: A

Câu 9. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con ?

A. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc lựa chọn trường, chọn ngành học cho con.

Đáp án: B

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?

A. Bình đẳng giữa những người trong họ hàng.

B. Bình đẳng giữa vợ và chồng.

C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

Đáp án: A

Câu 11. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Bình đẳng trong kinh doanh.

B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.

C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng.

D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh.

Đáp án: A

Câu 12. Khoản 2 Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyển thống tốt đẹp của gia đình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây ?

A. Giữa anh, chị, em với nhau.

B. Giữa cha mẹ và con.

C. Giữa các thế hệ.

D. Giữa mọi thành viên.

Đáp án: B

Câu 13. Doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước trong việc hợp tác liên doanh sản xuất với doanh nghiệp nước ngoài là biểu hiện bình đẳng

A. trong kinh doanh.

B. trong lao động.

C. trong tìm kiếm thị trường.

D. trong hợp tác quốc tế.

Đáp án: A

Câu 14. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là nội dung bình bình đẳng trong qua hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ tình cảm.

B. Quan hệ kế hoạch hóa gia đình.

C. Quan hệ thân nhân.

D. Quan hệ gia đình.

Đáp án: C

Câu 15. Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong qun hệ hôn nhân và gia đình ?

A. Bình đẳng giữa các thế hệ.

B. Bình đẳng về quyền tự do.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ.

D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

Đáp án: D

Câu 16. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ tinh thần.

C. Quan hệ xã hội.

D. Quan hệ tình cảm.

Đáp án: A

Câu 17. Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng

A. trong kinh doanh.

B. trong lao động.

C. trong đời sống xã hội.

D. trong hợp tác.

Đáp án: A

Câu 18. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng là biểu hiện của bình đẳng

A. trong giao kết hợp đồng lao động.

B. trong tìm kiếm việc làm.

C. trong việc tự do sử dụng sức lao động.

D. về quyền có việc làm.

Đáp án: A

Câu 19. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chăm lo công việc gia đình là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ chồng ?

A. Quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ tinh thần.

D. Quan hệ giữa cha mẹ và con.

Đáp án: A

Câu 20. Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây ?

A. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.

B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Đáp án: A

Câu 21. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp, biểu hiện quyền bình đẳng của công dân

A. trong kinh doanh.

B. trong mở rộng sản xuất.

C. trong phát triển thị trường.

D. trong kinh tế – xã hội.

Đáp án: A

Câu 22. Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?

A. Quan hệ dòng tộc.

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ nhân thân.

D. Quan hệ giữa chị em với nhau.

Đáp án: A

Câu 23. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh, chị, em ?

A. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

B. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.

C. Quan hệ nhân thân.

D. Anh, chị, em cùng yêu thương cha mẹ.

Đáp án: A

Câu 24. Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm những nội dung nào dưới đây ?

A. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.

B. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường kinh doanh.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Binh đẳng trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh.

Đáp án: C

Câu 25. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung quan hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ hành chính.

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ giữa cha mẹ và con.

D. Quan hệ nhân thân.

Đáp án: A

Câu 26. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động ?

A. Bình đẳng trong công việc gia đình.

B. Bình đẳng trong công việc thực hiện quyền lao động.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đông lao động.

D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Đáp án: A

Câu 27. Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Bình đẳng về hưởng lương giữa người lao động giỏi và lao động kém.

B. Bình đẳng thực hiện quyền lao động.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đông lao động.

D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Đáp án: A

Câu 28. Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài là nội dung bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Bình đẳng trong kinh doanh.

B. Bình đẳng trong lao động.

C. Bình đẳng về chính trị.

D. Bình đẳng về kinh tế – xã hội.

Đáp án: A

Câu 29. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung là nội dung bình dẳng giữa vợ và chồng trong qun hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ tài sản.

B. Quan hệ nhân thân.

C. Quan hệ gia đình.

D. Quan hệ chung.

Đáp án: A

Câu 30. Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?

A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

B. Quan hệ giữa các thế hệ.

C. Bình đẳng về nhân thân.

D. Bình đẳng về tự do ngôn luận.

Đáp án: A

Câu 31. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?

A. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

B. Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình.

C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Bình đẳng về trách nhiệm.

Đáp án: A

Câu 32. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là nội dung của bình đẳng nào dưới đây ?

A. Bình đẳng trong kinh doanh.

B. Bình đẳng trong kinh tế.

C. Bình đẳng trong cạnh tranh.

D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Đáp án: A

Câu 33. Nội dung nào dưới đây là quy định không đúng về tài sản giữa vợ và chồng ?

A. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng.

B. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi ly hôn.

C. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung.

D. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật.

Đáp án: B

Câu 34. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong

A. quan hệ tài sản.

B. quan hệ nhân thân.

C. quan hệ chính trị.

D. quan hệ xã hội.

Đáp án: B

Câu 35. Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản riêng của vợ, chồng ?

A. Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.

B. Lương hàng tháng của vợ, chồng.

C. Tài sản được chia cho vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.

D. Tài sản được tặng, cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Đáp án: B

Câu 36. Việc dùng tài sản chung để đàu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng là thể hiện sự bình đẳng trong

A. quan hệ hôn nhân.

B. quan hệ tài sản.

C. quan hệ chính trị.

D. quan hệ xã hội.

Đáp án: B

Câu 37. Chủ thể của hợp đồng lao động là

A. người lao động và đại diện người lao động.

B. người lao động và người sử dụng lao động.

C. đại diện người lao động và nguời sử dụng lao động.

D. ông chủ và người làm thuê.

Đáp án: B

Câu 38. Việc mua, bán, trao đổi, cho liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn phải được bàn bạc, thảo thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng ?

A. Quan hệ mua bán.

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ hợp đồng.

D. Quan hệ thỏa thuận.

Đáp án: B

Câu 39. Mỗi doanh nghiệp đều là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nước ta là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Bình đẳng trong quan hệ thị trường.

B. Bình đẳng trong kinh tế.

C. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh.

D. Bình đẳng trong kinh doanh.

Đáp án: D

Câu 40. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây ?

A. Giao kết bằng văn bản.

B. Giao kết trực tiếp giữa người động và người sử dụng lao động.

C. Giao kết thông qua phát biểu trong các cuộc họp.

D. Giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động.

Đáp án: B

Câu 41. Một trong những nội dung bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là, mọi doanh nghiệp đều được ?

A. miễn giảm thuế thu nhập.

B. chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

C. kinh doanh bất cứ sản phẩm nào theo nhu cầu của mình.

D. kinh doanh ở bất cứ nơi nào.

Đáp án: B

Câu 42. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện, là nội dung của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Bình đẳng trong sản xuất.

B. Bình đẳng trong kinh doanh.

C. Binh đẳng trong lao động.

D. Bình đẳng trong xây dựng kinh tế.

Đáp án: B

Câu 43. Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng.

B. Được trả lương cho cán bộ, công nhân viên như nhau.

C. Binh đẳng trong việc liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

D. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.

Đáp án: B

Câu 44. Nguyên tác nào dưới đây không phải là nguyên tác giao kết hợp đồng lao động ?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

B. Khách quan, công bẳng, dân chủ.

C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

D. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Đáp án: B

Câu 45. Một trong những nội dung về bình đằng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. việc làm theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Đáp án: B

Câu 46. Khoản 4 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập,…. theo nguyện vọng và khả năng của mình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây trong gia đình ?

A. Giữa các thành viên.

B. Giữa cha mẹ và con.

C. Giữa các thế hệ.

D. Giữa người lớn và trẻ em.

Đáp án: B

Câu 47. Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây ?

A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động.

Đáp án: C

Câu 48. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là nội dung của quan hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ nhân thân và quan hệ dân sự.

B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

C. Quan hệ tình cảm và quan hệ tài sản.

D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm.

Đáp án: B

Câu 49. Pháp luật quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng ?

A. Người chồng có quyền sử dụng và định đoạt.

B. Vợ, chồng có quyền sở hữu ngang nhau.

C. Người vợ có toàn quyền sử dụng và định đoạt.

D. Người chồng có quyền định đoạt sau khi thông báo cho vợ biết.

Đáp án: B

Câu 50. Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân ?

A. Vợ, chồng yêu thương, chung thủy với nhau.

B. Vợ, chồng tôn trọng vầ giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.

C. Vợ, chồng quan tâm lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần.

D. Vợ, chồng yêu thương chăm sóc lẫn nhau.

Đáp án: B

Câu 51. Pháp luật quy định như thế nào về việc vợ chồng sử dụng tài sản chung để đàu tư kinh doanh ?

A. Người chồng có quyền quyết định tất cả.

B. Người chồng có quyền quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của vợ.

C. Vợ, chồng bàn bạc, thỏa thuận với nhau.

D. Người vợ tự quyết định tất cả.

Đáp án: C

Câu 52. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của bình đẳng giữa cha mẹ và con ?

A. Con chỉ vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.

B. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

C. Con trai có bổn phận yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ hơn con gái.

D. Con đẻ cần có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ nhiều hơn con nuôi.

Đáp án: B

Câu 53. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh là biểu hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Quyền bình đẳng trong lĩnh vực xã hội.

B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.

C. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

D. Quyền bình đẳng trong lao động.

Đáp án: B

Câu 54. Để được đề nghị sửa đổi về tiền lương của hợp đồng lao động, người lao động cần căn cứ theo nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động ?

A. Tự do ngôn luận.

B. Tự do, công bằng, dân chủ.

C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

D. Tự do thực hiện hợp đồng.

Đáp án: C

Câu 55. Chị B và Giám đốc Công ty K cùng ký kết hợp đồng lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động đã tuân theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng. Đây là biểu hiện bình đẳng

A. trong tìm kiếm việc làm.

B. trong việc tự do sử dụng sức lao động.

C. về quyền có việc làm.

D. trong giao kết hợp đồng lao động.

Đáp án: D

Câu 56. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động ?

A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Bình đẳng giữa lao động na và lao động nữ.

D. Bình đẳng trong công việc gia đình.

Đáp án: D

Câu 57. Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là : ?

A. Các doanh nghiệp đều được hưởng miễn giảm thuế như nhau.

B. Doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn các doanh nghiệp khác.

C. Mọi doanh nghiệp đều được kinh doanh các mặt hàng như nhau.

D. Bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Đáp án: D

Câu 58. Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ là “Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ”, là thể hiện mối quan hệ

A. giữa pháp luật với cha mẹ.

B. giữa cha mẹ với xã hội.

C. giữa cha mẹ và con.

D. giữa các thế hệ trong gia đình.

Đáp án: C

Câu 59. Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ” là một trong những biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?

A. Bình đẳng giữa các thế hệ.

B. Bình đẳng giữa người trước và người sau.

C. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

D. Bình đẳng giữa các thành viên.

Đáp án: C

Câu 60. Ông P nộp hồ sơ đăng ký thành lập Công ty kinh doanh thực phẩm, nhưng bị từ chối vì lý do ông không có quyền kinh doanh trong lĩnh vực này. Ông P có thể căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây để khẳng định mình có quyền này ?

A. Công dân có quyền tự do tuyệt đối trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

B. Mọi người có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào theo sở thích của mình.

C. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

D. Kinh doanh ngành nghề nào là quyền của mỗi người.

Đáp án: C

Câu 61. Chị D được đề nghị ký hợp đồng lao động vào làm việc trong Công ty S. Chị D có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để thỏa thuận về nội dung hợp đồng ?

A. Bình đẳng trong giao tiếp giữa Giám đốc và nhân viên.

B. Bình đẳng về tự do ngôn luận.

C. Binh đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng giữa những người lao động.

Đáp án: C

Câu 62. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn và đều được miễn giảm thuế trong thời gian năm. Điều này thể hiện quyền bình dẳng nào dưới đây ?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.

Đáp án: C

Câu 63. Công ty C và D kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một địa bàn miền núi nên đều được ưu tiên miễn thuế trong thời gian 2 năm đầu. Việc miễn thuế thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?

A. Bình đẳng nghĩa vụ đối với xã hội.

B. Bình đẳng về sản xuất kinh doanh.

C. Binh đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.

Đáp án: C

Câu 64. Thấy trong hợp đồng lao động của mình ký với Giám đốc công ty có điều khoản trái pháp luật lao động, anh P đã đề nghị sửa và đưuọc chấp nhận. Điều này thể hiện

A. quyền dân chủ của công dân.

B. bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.

C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. bình đẳng giữa đại diện người lao động và ngưởi sử dụng lao động.

Đáp án: C

Câu 65. Kinh doanh có thu nhập cao, anh M đã yêu cầu chị L (là vợ anh) phải thôi công tác ở cơ quan để ở nhà chăm sóc chồng con. Hành vi này của anh M là biểu hiện không bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây ?

A. Quan hệ gia đình.

B. Quan hệ phụ thuộc.

C. Quan hệ nhân thân.

D. Quan hệ đạo đức.

Đáp án: C

Câu 66. Trong gia đình bác A, giữa hai bác và các con đều được trao đổi cởi mở về những vấn đề liên quan đến cuộc sống gai đình. Điều này là thể hiện bình đẳng

A. giữa các thành viên trong gia đình.

B. giữa các thế hệ.

C. giữa cha mẹ và con.

D. giữa người trên và người dưới.

Đáp án: C

Câu 67. Q muốn thi đại học vào ngành Sư phạm, nhưng bố mẹ Q lại muốn Q thi vào ngành Tài chính. Q phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con ?

A. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình.

B. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con.

C. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.

D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.

Đáp án: C

Câu 68. Anh T là cán bộ có trình độ chuyên môn đại học nên được vào làm công việc liên quan đến nghiên cứu và nhận lương cao hơn, còn anh K mới tốt nghiệp Trung học phổ thông nên được sắp xếp vào làm ở bộ phận lao động chân tay và nhận lương thấp hơn. Mặc dù vậy, giữa hai anh vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?

A. Trong lao động.

B. Trong tìm kiếm việc làm.

C. Trong thực hiện quyền lao động.

D. Trong nhận tiền lương.

Đáp án: A

Câu 69. L muốn vào đại học ngành Luật, nhưng bố của L lại muốn L vào ngành Kinh tế. L phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để giải thích cho bố mẹ ?

A. Con có toàn quyền quyết định ngành nghể cho mình.

B. Cha mẹ phải để tự con quyết định.

C. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.

D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.

Đáp án: C

Câu 70. Do mâu thuẫn với Giám đốc công ty, chị H đang nuôi con nhỏ dưới 10 tháng tuổi, bị Giám đốc công ty điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn so với lao động nam. Trong trường hợp này, Giám đốc coog ty đã không thực hiện nội dung nào về bình đẳng trong lao động ?

A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.

C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

D. Bình đẳng giữa cán bộ công nhân viên.

Đáp án: C

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 890

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống