A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Câu 1. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp

A. lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cân bằng với cường độ hô hấp.

C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.

D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Đáp án: B

Câu 2. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Đáp án: C

Câu 3. Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt

A. cực đại.        B. cực tiểu.

C. mức trung bình        D. trên mức trung bình.

Đáp án: A

Câu 4. Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt

A. tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.

B. tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

C. tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

D. tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

Đáp án: C

Câu 5. Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là

A. 0,01%.        B. 0,02%.        C. 0,04%.        D. 0,03%.

Đáp án: D

Giải thích: Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây có thể quang hợp là 0,008- 0,01 % và nồng độ thích hợp nhất là 0,03%

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Đáp án: C

Câu 7. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt

A. tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

B. tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.

C. tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

D. tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

Đáp án: D

Câu 8. Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?

(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.

(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 – 35o C rồi sau đó giảm mạnh.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (4).     B. (1), (2) và (4).

C. (1), (2), (4) và (5).     D. (1), (2), (3), (4) và (5).

Đáp án: C

Câu 9. Quan sát đồ thị sau:

Trong các nhận định sau:

(1) Đồ thị biểu diễn sự thay đổi tốc độ cố định CO2 của một loài thực vật theo cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 trong không khí.

(2) Tốc độ cố định CO2 tăng khi tăng cường độ ánh sáng tới một giới hạn nhất định thì dừng lại, mặc dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng. Lúc này, để tăng tốc độ cố định CO2 phải tăng nồng độ CO2.

(3) Đường a thể hiện phần mà tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố ánh sáng. Đường b thể hiện phần tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố là nồng độ CO2.

(4) a và b là biểu thị sự phụ thuộc vào nồng độ CO2 của hai loài khác nhau.

Số nhận định đúng với đồ thị trên là:

A. 1.        B. 2.        C. 3.        D. 4.

Đáp án: A

Nhận định đúng là: (1), (2),(3)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1100

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống