Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Để gây đột biến nhân tạo, có thể dùng các tác nhân vật lí là
A. các tia phóng xạ, tia tử ngoại.
B. các tia phóng xạ, sốc nhiệt.
C. các tia tử ngoại, sốc nhiệt.
D. các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt.
Đáp án: D
Câu 2: Tia phóng xạ có đặc điểm gì?
A. Có khả năng xuyên qua các mô, gây đột biến NST.
B. Không có khả năng xuyên sâu.
C. Có khả năng gây đột biến gen.
D. Được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn.
Đáp án: A
Câu 3: Đâu không phải là tia phóng xạ?
A. Tia X
B. Tia gamma
C. Tia anpha
D. Tia UV
Đáp án: D
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tia phóng xạ có khả năng xuyên sâu qua các mô, gây đột biến NST.
B. Tia tử ngoại có khả năng gây đột biến gen.
C. Sốc nhiệt làm chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rối loạn sự phân bào.
D. Sốc nhiệt không gây đột biến NST.
Đáp án: D
Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai khi gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa hóa?
A. Sử dụng hóa chất gây đột biến gen.
B. Các hóa chất gây đột biến đều có tính độc cao.
C. Dùng cônsixin có thể gây ra các thể đa bội.
D. Hóa chất gây đột biến nhân tạo có khả năng xuyên sâu kém.
Đáp án: D
Câu 6: Trong chọn giống cây trồng, người ta chú ý tới các đột biến nào?
A. Đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng, cho năng suất và chất lượng cao.
B. Đột biến kháng được nhiều loại sâu bệnh.
C. Đột biến tạo khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi về nhiệt độ và đất đai.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Câu 7: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau
A. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hóa học giúp tăng nguồn biến dị cho quá trình chọn lọc.
B. Phương pháp chọn giống đột biến được áp dụng rộng rãi đói với nhóm động vật bậc cao.
C. Tia phóng xạ không có khả năng xuyên qua các mô, gây đột biến gen.
D. Sốc nhiệt chỉ làm phát sinh đột biến cấu trúc NST.
Đáp án: A
Câu 8: Tia phóng xạ thường được dùng để xử lí và gây đột biến ở
A. thực vật, động vật.
B. thực vật.
C. vi sinh vật.
D. động vật.
Đáp án: B
Câu 9: Đâu không phải là siêu tác nhân đột biến?
A. Cônsixin.
B. Etyl metan sunphonat (EMS).
C. Nitrozo metyl ure (NMU).
D. Nitrozo etyl ure (NEU).
Đáp án: A
Câu 10: Đâu không phải là tác nhân vật lí được dùng gây đột biến nhân tạo?
A. Tia X.
B. Tia UV.
C. Sốc nhiệt.
D. Etyl metan sunphonat (EMS)
Đáp án: D