Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là
A. tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.
B. tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
C. tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Đáp án: D
Câu 2: Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là
A. tài nguyên sinh vật.
B. tài nguyên tái sinh.
C. tài nguyên không tái sinh.
D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Đáp án: B
Câu 3: Những nguồn năng lượng như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời… thuộc dạng tài nguyên thiên nhiên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Tài nguyên sinh vật.
Đáp án: C
Câu 4: Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là
A. tài nguyên tái sinh
B. tài nguyên không tái sinh.
C. tài nguyên sinh vật.
D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Đáp án: B
Câu 5: Nhận định nào đúng trong các nhận định sau?
A. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận.
B. Tài nguyên nước là tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
D. Tất cả các dạng tài nguyên đều không thể tái sinh.
Đáp án: C
Câu 6: Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên thiên nhiên?
A. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống.
B. Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
C. Tất cả các dạng tài nguyên thiên nhiên khi sử dụng đều gây ô nhiễm môi trường.
D. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu có thể thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Đáp án: C
Câu 7: Trồng rừng có vai trò
A. tạo nơi ở cho các loài sinh vật.
B. chống xói mòn đất.
C. tạo sự cân bằng cho hệ sinh thái.
D. cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Câu 8: Năng lượng thủy triều thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên sinh vật.
B. Tài nguyên tái sinh.
C. Tài nguyên không tái sinh.
D. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Đáp án: D
Câu 9: Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên nước?
A. Tài nguyên nước nếu không được sử dụng hợp lí sẽ bị ô nhiễm và cạn kiệt.
B. Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh nên sẽ không bị cạn kiệt.
C. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước.
D. Trồng rừng có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Đáp án: B
Câu 10: Cho các tài nguyên sau: dầu lửa, than đá, năng lượng gió, tài nguyên đất, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, tài nguyên nước. Số tài nguyên thuộc dạng tài nguyên không tái sinh là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đáp án: A
Câu 11: Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng là
A. gây xói mòn đất.
B. làm mất cân bằng sinh thái.
C. ảnh hưởng tới điều hòa khí hậu.
D. tất cả các đáp án trên.
Đáp án: D
Câu 12: Nhận định nào sai trong các nhận định sau?
A. Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất.
B. Tài nguyên rừng là tài nguyên không tái sinh.
C. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng.
Đáp án: B