Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1 : Đọan trích Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng gì?
A. Tâm trạng của cô gái khi tiễn dặn.
B. Tâm trạng của người chồng khi tiễn dặn.
C. Tâm trạng của chàng trai khi tiễn dặn.
D. Tâm trạng của con rồng, con phượng khi tiễn dặn.
Chọn đáp án : C
Câu 2 : Tiễn dặn người yêu là:
A. Truyện thơ của dân tộc Thái.
B. Truyện thơ của dân tộc Ê-đê
C. Sử thi của dân tộc Mường.
D. Truyện thơ của dân tộc Tày Nùng.
Chọn đáp án : A
Câu 3 : Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai trong Tiễn dặn người yêu không được biểu hiện qua những chi tiết nào sau đây?
A. Hành động săn sóc người yêu sôi nổi thiết tha.
B. Bước đi do dự, ngập ngừng.
C. Lời nói đầy cảm động
D. Suy nghĩ cảm xúc mãnh liệt.
Chọn đáp án : A
Câu 4 : Đoạn trích Lời tiễn dặn có biện pháp điệp cú pháp. Cái chết trong đoạn thơ mang ý nghĩa chủ yếu là?
Chết ba năm hình treo còn đó
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc cây trầu xanh thẳm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.
A. Dù phải chết, hóa thành gì, anh vẫn quyết tâm ở bên người yêu.
B. Cái chết là sự thử thách tột cùng, tình yêu mãnh liệt của anh vượt qua cả sự thử thách đó.
C. Nói đến cái chết chính là nói đến khát vọng mãnh liệt được sống cùng nhau.
D. Dặn dò người yêu không quên mối tình cũ, cùng sống chết bên nhau.
Chọn đáp án : C
Câu 5 : Câu nào không chính xác khi nhận xét về hình ảnh thiên nhiên trong Lời tiễn dặn ?
A. Thiên nhiên vừa là những hình ảnh quen thuộc đối với nếp cảm, nếp nghĩ của con người, vừa góp phần thể hiện tâm tư tình cảm nhân vật.
B. Thiên nhiên thử thách con người, vừa như khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của tình yêu.
C. Thiên nhiên vừa là những hình ảnh tượng trưng vừa là những hình ảnh phóng đại.
D. Thiên nhiên không chỉ thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhân vật mà còn thấm đẫm màu sắc dân tộc trong tác phẩm.
Chọn đáp án : C
Câu 6 : Vẻ đẹp tình yêu cảu cô gái và chàng trai trong đoạn trích là gì?
A. Tình yêu gắn liền với hôn nhân.
B. Tình yêu gắn với cuộc sống lao động.
C. Tình yêu đau khổ nhưng tràn đầy khát vọng.
D. Tình yêu gắn với tình cảm quê hương.
Chọn đáp án : C
Câu 7 : Chủ đề nổi bật trong truyện thơ là gì?
A. Tình yêu giữa những người cùng hoàn cảnh.
B. Chế độ hôn nhân gả bán.
C. Số phận đáng thương của người phụ nữ.
D. Khát vọng yêu đương tự do và hạnh phúc lứa đôi.
Chọn đáp án : D
Câu 8 : Nhận xét nào không đúng khi nói về truyện thơ?
A. Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ.
B. Truyện thơ thường có kết thúc có hậu.
C. Cốt truyện thường chia theo ba chặng.
D. Nhân vật chính của truyện thơ thường là các chàng trai, cô gái, nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán
Chọn đáp án : B
Câu 9 : Nhận xét nào không đúng khi nói về tâm trạng của chàng trai trong đoạn trích Lời tiễn dặn ?
A. Cảm nhận nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
B. Khẳng định lòng chung thủy của mình.
C. Tuyệt vọng vì không thể cùng người yêu hạnh phúc.
D. Khát vọng được tự do yêu đương, khát vọng giải phóng.
Chọn đáp án : C
Câu 10 : Nguyên nhân chia li và những nỗi đau khổ của chàng trai cô gái trong truyện là do đâu?
A. Tập tục hôn nhân gả bán.
B. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo.
C. Vấn đề phân chia giai cấp.
D. Chàng trai nghèo không có lễ vật cầu hôn.
Chọn đáp án : A
Câu 11 : Từ “mùa nước đỏ” trong đoạn trích Lời tiễn dặn là mùa nào?
A. Mùa thu, lá cây rụng đỏ nước.
B. Mùa đông, nước có màu đỏ.
C. Mùa lũ, nước đổ về nhiều, đục ngầu.
D. Mùa lũ, nước có màu đỏ ngầu.
Chọn đáp án : C
Câu 12 : Từ “Lam ống thuốc” trong đoạn trích Lời tiễn dặn chỉ:
A. Sắc thuốc bằng một cái ống màu lam.
B. Ống sắc thuốc làm bằng loại cây màu lam.
C. Sắc thuốc bằng ống tre tươi.
D. Sắc thuốc bằng ống tre có màu lam.
Chọn đáp án : C
Câu 13 : Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn trích không thể hiện nỗi đau của cô gái?
A. Vừa đi vừa ngoảnh lại.
B. Vừa đi vừa ngoái trông.
C. Tóc rối đưa anh búi hộ
D. Tới rừng lá ngón ngóng trông
Chọn đáp án : C
Câu 14 : Tâm trạng của chàng trai trong đọan trích Lời tiễn dặn là:
A. Buồn bã, chán nản, xót xa
B. Lo lắng, bồn chồn, xót xa
C. Buồn tủi, giận dỗi, xót xa
D. Day dứt, đau đớn, xót xa
Chọn đáp án : D
Câu 15 : Đoạn thơ “Vừa đi vừa ngoảnh lại/ Vừa đi vừa ngoái trông/ Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi/ Tới rừng lá ngón ngóng trông” là lời của nhân vật nào? Diễn tả tâm trạng gì?
A. Chàng trai, cảm nhận về nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
B. Cô gái, thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng của mình.
C. Chàng trai, Thể hiện sự yêu thương, lo lắng cho cô gái.
D. Cô gái, đau khổ vì phải xa người yêu.
Chọn đáp án : A
Câu 16 : Trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu chàng trai đã nhận ra người yêu cũ nhờ vật gì?
A. Cuộn lá dong
B. Chiếc sáo trúc
C. Chiếc trâm cài tóc
D. Chiếc kèn môi.
Chọn đáp án : D