Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1 : Hiệu quả nghệ thuật mà biện phép điệp mang lại là gì?
A. Tạo âm hưởng, tạo ấn tượng.
B. Nhấn mạnh ý nghĩa, nội dung cần biểu đạt.
C. Khiến người đọc dễ nhớ.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Chọn đáp án : C
Câu 2 : Đoạn văn nào dưới đây có chứa phép điệp:
A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,/Có nàng Tô thị, có chùa Tam Thanh.
B. Này chồng, này mẹ, này cha,/Này là em ruột, này là em dâu.(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
C. Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
(Nhị Hồ – Xuân Diệu)
D. A và B đều đúng
E. A và C đều đúng
F. B và C đều đúng
Chọn đáp án : E
(A) Điệp từ có được nhắc lại ba lần liên tiếp có phố, có nàng, có chùa , kết hợp với nhịp thơ dồn dập thể hiện sự hứng khởi cao độ cùng tình cảm gắn bó thiết tha của chàng trai đối với quê hương xứ Lạng. (B) Điệp thanh B tạo ra một không gian đêm trăng nhẹ nhàng, êm đềm, lãng mạn, đem tới một xúc cảm lâng lâng, chơi vơi. (C) Còn lặp từ này chỉ có tác dụng liệt kê, chỉ rõ từng đối tượng nên không có giá trị tu từ
Câu 3 : Có những loại phép điệp nào trong đoạn trích ở dưới?
Trong đầm đẹp gì bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)
A. Điệp ngữ, điệp câu
B. Điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngữ
C. Điệp đầu câu, điệp nối tiếp
D. Điệp ngữ, điệp vòng tròn
Chọn đáp án : D
Điệp ngữ nhị vàng, bông trắng, lá xanh; Điệp vòng tròn câu 2, 3
Câu 4 : Trích đoạn trong bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu:
Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.
Có những loại phép điệp nào?
A. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp câu.
B. Điệp câu, điệp ngắt quãng, điệp đầu câu.
C. Điệp ngữ, điệp cấu trúc cú pháp, điệp ngắt quãng.
D. Điệp nối tiếp, điệp câu, điệp ngắt quãng.
Chọn đáp án : C
Điệp ngữ tôi muốn, điệp cấu trúc cú pháp tôi muốn … cho, điệp ngắt quãng câu 1,3
Câu 5 : Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
A. Điệp cách quãng
B. Điệp vòng
C. Điệp nối tiếp
D. Điệp đầu
Chọn đáp án : D
Điệp đầu nghe
Câu 6 : Phép điệp nào được sử dụng trong đoạn trích sau:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
A. Điệp cách quãng
B. Điệp vòng
C. Điệp nối tiếp
D. Điệp đầu
Chọn đáp án : A
Điệp cách quãng sao
Câu 7 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:
Phép đối là cách _____ từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí ____ nhau, để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau.
A. sắp đặt – đối xứng
B. lựa chọn – cân xứng
C. sắp đặt – cân xứng
D. lựa chọn – đối xứng
Chọn đáp án : C
Câu 8 : Đặc điểm nào không cần thiết phải có trong phép đối?
A. Số tiếng: giống nhau
B. Thanh điệu: đối B – T
C. Từ loại: cùng từ loại (DT, ĐT, TT, …)
D. Nghĩa: trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa.
Chọn đáp án : B
Câu 9 : Hai dòng thơ dưới có sử dụng phép đối không?
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
(Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà)
A. Có
B. Không
Chọn đáp án : B
Câu 10 : Hai dòng thơ dưới có sử dụng phép đối không?
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Bài 77: Thế gian biến đổi – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
A. Có
B. Không
Chọn đáp án : A