Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Câu 1 : Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm cơ bản của văn bản nói chung?
A. Có tính thống nhất về đề tài, tư tưởng, tình cảm.
B. Văn bản có bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
C. Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức.
D. Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
Chọn đáp án : C
Câu 2 : Vì sao câu tục ngữ: Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa có thể coi là một văn bản không?
A. Vì câu tục ngữ có sự hoàn chỉnh, thống nhất cả về nội dung và hình thức.
B. Vì câu tục ngữ đã đúc kết lại một kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống.
C. Vì câu tục ngữ phản ánh chân thực những gì diễn ra trong cuộc sống.
D. VÌ câu tục ngữ có tính liên kết chặt chẽ giữa các vế câu sau.
Chọn đáp án : A
Câu 3 : Mục đích của văn bản trên là gì?
A. Thông báo (nhận thức)
B. Bày tỏ cảm xúc
C. Kêu gọi, tác động
D. Nêu bài học nhân sinh
Chọn đáp án : D
Câu 4 : Câu tục ngữ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
C. Phong cách ngôn ngữ khoa học
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Chọn đáp án : B
Câu 5 : Nội dung chính của văn bản sau là gì?
Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc – Nam sum họp xuân nào vui hơn!
(Mừng xuân 1969,Hồ Chí Minh)
A. Tổng kết đánh giá năm 1968, dự báo thắng lợi năm 1969.
B. Kêu gọi quyết tâm đánh giặc.
C. Nêu cao tinh thần yêu nước của Bác Hồ.
D. Kêu gọi mọi người tiến lên, nỗ lực giành độc lập, tự do, thống nhất tổ quốc.
Chọn đáp án : D
Câu 6 : Đối tượng tiếp nhận trong văn bản sau là ai?
Từ nay, với sự cố gắng của đồng bào, sản xuất sẽ ngày càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui. Tôi chúc các giáo sĩ và đồng bào cùng cán bộ năm mới được Chúa ban phước lành sống trong hòa bình hạnh phúc. – Hồ Chí Minh
A. Đồng bào Thiên Chúa giáo
B. Đồng bào cả nước
C. Đồng bào Phật giáo
D. Đồng bào dân tộc thiểu số
Chọn đáp án : A
Câu 7 : Bài ca dao sau đề cập đến nội dung gì?
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
A. Miêu tả sức sống và vẻ đẹp của thiên nhiên.
B. Bộc lộ tình cảm của tác giả trước sức mạnh của thiên nhiên.
C. Nêu bài học về sức mạnh của sự đoàn kết.
D. Nêu bài học về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
Chọn đáp án : C
Câu 8 : Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự và miêu tả
B. Miêu tả và biểu cảm
C. Miêu tả và nghị luận
D. Nghị luận và biểu cảm
Chọn đáp án : C
Câu 9 : Văn bản sau thuộc phương thức biểu đạt nào?
Đàn đáy là một nhạc cụ họ dây, chỉ gẩy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35 cm, dày 7 – 9cm. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài khoảng 1,2m, gắn 10 – 12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có 3 dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt sol – đô – fa. Tiếng đàn ấm, dịu và đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa, có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm.
(Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Hà Nội, 1995)
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Chọn đáp án : D
Câu 10 : Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của cây đàn đáy.
B. Kể về một buổi diễn tấu đàn đáy.
C. Giới thiệu về cây đàn đáy.
D. Chứng minh đàn đáy là một nhạc cụ cổ xưa của dân tộc.
Chọn đáp án : C