Tuần 12

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

A. Vài nét về Vũ Trọng Phụng

Câu 1 : Vũ Trọng Phụng sinh ra ở đâu?

A. Mỹ Hào, Hưng Yên

B. Bình Lục, Hà Nam

C. Nghi Xuân, Hà Tĩnh

D. Hà Nội

Vũ Trọng Phụng sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Vũ Trọng Phụng xuất thân trong một gia đình như thế nào?

A. Gia đình quan lại

B. Gia đình có truyền thống nho học

C. Gia đình nghèo khó

D. Gia đình có truyền thống yêu nước

Vũ Trọng Phụng sinh ra trong một gia đình nghèo khó và sớm mồ côi cha nên ông phải thôi học sớm.

Chọn đáp án : C

Câu 3 : Vũ Trọng Phụng phải đi làm kiếm sống từ khi nào?

A. Sau khi tốt nghiệp tiểu học

B. Sau khi tốt nghiệp trung học

C. Sau khi tốt nghiệp thành chung

Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Vũ Trọng Phụng phải đi làm kiếm sống, nhưng chẳng bao lâu thì mất việc.

Chọn đáp án : A

Câu 4 : Vũ Trọng Phụng mắc phải căn bệnh gì?

A. Bệnh phong

B. Bệnh lao

C. Bệnh viêm phổi

D. Bệnh sốt rét

Khoảng năm 1937 – 1938, Vũ Trọng Phụng mắc bệnh lao, nhưng không có tiền để chạy chữa. Ông mất tại Hà Nội.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Tác phẩm nào dưới đây không phải là kịch của Vũ Trọng Phụng?

A. Không một tiếng vang

B. Tài tử

C. Giông tố

D. Chín đầu một lúc

E. Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc

F. Số đỏ

G. Hội nghị đùa nhả

Tác phẩm Giông tốSố đỏ là tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.

Câu 6 : Tác phẩm Giông tố và Số đỏ là tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.

A. Cạm bẫy người

B. Dứt tình

C. Cơm thầy cơm cô

D. Vỡ đê

E. Kĩ nghệ lấy Tây

F. Lục sì

Phóng sự của Vũ Trọng Phụng:

– Cạm bẫy người (1933)

– Kĩ nghệ lấy Tây (1934)

– Cơm thầy cơm cô (1936)

– Lục sì (1937)

Câu 7 : Tác phẩm Lấy nhau vì tình của Vũ Trọng Phụng thuộc thể loại nào?

A. Kịch

B. Phóng sự

C. Tiểu thuyết

D. Truyện ngắn

Tiểu thuyết Lấy nhau vì tình (1937)

Chọn đáp án : C

Câu 8 : Phong cách nghệ thuật của tác giả Vũ Trọng Phụng:

A. Thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội “chó đểu”

B. Là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Phong cách nghệ thuật:

– Thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội “chó đểu”

– Là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực

Chọn đáp án : C

B. Tìm hiểu chung về Hạnh phúc một tang gia

Câu 1 : Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” được trích từ tiểu thuyết nào?

A. Số đỏ

B. Giông tố

C. Vỡ đê

D. Lấy nhau vì tình

Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trích từ tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Tiểu thuyết Số đỏ được in thành sách năm:

A. 1937

B. 1938

C. 1939

D. 1940

Tiểu thuyết Số đỏ được in thành sách năm 1938.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Nhân vật chính của tiểu thuyết Số đỏ?

A. Cụ cố tổ

B. Văn Minh

C. Phán mọc sừng

D. Xuân Tóc Đỏ

Nhân vật chính của tiểu thuyết là Xuân, còn gọi là Xuân Tóc Đỏ. Xuân là một đứa trẻ mồ côi, một tên “ma cà bông” bỗng nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội nhờ trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản khi đó.

Chọn đáp án : D

Câu 4 : Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương bao nhiêu của tiểu thuyết Số đỏ?

A. Chương XIII

B. Chương XIV

C. Chương XV

D. Chương XVI

Đoạn trích thuộc chương thứ XV của tiểu thuyết Số đỏ

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Nối cột A với nội dung ở cột B sao cho thích hợp:

Ba hôm sau, ông cụ già chết thật…Xuân Tóc Đỏ đã gây ra cho Tuyết vậy”

B. “Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám…Đám cứ đi”

C. “Đến huyệt…điều sơ suất của khổ chủ”

1. Cảnh hạ huyệt

2. Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ cố tổ qua đời

3. Cảnh đám ma gương mẫu

Bố cục:

– Phần 1: “Ba hôm sau, ông cụ già chết thật…Xuân Tóc Đỏ đã gây ra cho Tuyết vậy”: Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ cố tổ qua đời

– Phần 2: “Sáng hôm sau, đúng 7 giờ thì cất đám…Đám cứ đi”: Cảnh đám ma gương mẫu

– Phần 3: “Đến huyệt…điều sơ suất của khổ chủ”: Cảnh hạ huyệt

Câu 6 : Đáp án nào không phải giá trị nội dung của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?

A. Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát.

B. Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu.

C. Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời.

D. Thể hiện niềm cảm thông, thương xót, trân trọng vẻ đẹp của người lao động trong xã hội đương thời.

Giá trị nội dung:

– Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát. Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu

– Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?

A. Tập trung khai thác thế giới nội tâm của nhân vật

B. Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng

C. Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống

D. Giọng văn mỉa mai, sử dụng các thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt

E. Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích

F. Sử dụng thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình

– Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích”

+ Cảnh đám ma được tổ chức linh đình

+ Cảnh cậu Tú Tân bắt mọi người phải đóng kịch để chụp hình

+ Cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân

– Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống

– Giọng văn mỉa mai, sử dụng các thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt

– Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích

Câu 8 : Chọn từ thích hợp vào chỗ trống: “Cái chết của cụ cố tổ mang đến….cho đám con cháu, là cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ những nghịch lý của “thế hệ con cháu” hiếu thảo bằng những bộ trang phục âu hóa nửa tây nửa ta và những trò “mèo mả gà đồng” của dâu con lẫn người xung quanh”

A. Niềm hạnh phúc

B. Nỗi đau

C. Bất hạnh

D. Bi kịch

Cái chết của cụ cố tổ mang đến niềm hạnh phúc cho đám con cháu, là cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ những nghịch lý của “thế hệ con cháu” hiếu thảo bằng những bộ trang phục âu hóa nửa tây nửa ta và những trò “mèo mả gà đông” của dâu con lẫn người xung quanh.

Chọn đáp án : A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1003

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống