Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 1 : Dòng nào nói đúng suy nghĩ thường xuyên xuất hiện trong đầu của Bê-li-cốp?
A. Sợ có ai đến thăm nhà hắn mà không báo trước.
B. Sợ có tiếng chuông điện thoại reo trong đêm.
C. Sợ có ai đó làm hắn giật mình.
D. Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì?
Chọn đáp án : D
Câu 2 : Hình tượng “người trong bao” trong “Người trong bao” của Sê-khốp chính là nhân vật nào?
A. Nhân vật Bu-rkin.
B. Nhân vật I-van I-va-nứt.
C. Nhân vật Ko-va-len-cô.
D. Nhân vật Bê-li-cốp.
Chọn đáp án : D
Câu 3 : Thái độ kính trọng đối với chính quyền của Bê-li-cốp cũng là một thứ bao nhằm che đậy điều gì ở hắn?
A. Tâm lý thích vuốt ve, nịnh bợ những kẻ có quyền.
B. Tâm lý thích dọa nạt, hống hạch trước những người trẻ tuổi.
C. Tâm lý hèn nhát, run sợ trước quyền lực.
D. Tâm lý cầu cạnh, dựa dẫm vào quyền lực.
Chọn đáp án : C
Câu 4 : Sau đám tang Bê-li-cốp, mọi người đều cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống lại diễn ra như cũ: Nặng nề, mệt nhọc, vô vị. Vì sao?
A. Bởi vì mọi người thấy nhớ Bê-li-cốp.
B. Bởi vì hồn ma Bê-li-cốp trở về dọa nạt cuộc sống mọi người.
C. Bởi vì kiểu người trong bao, lối sống trong bao vẫn còn.
D. Vì họ không còn bị xét nét bởi những giáo điều.
Chọn đáp án : C
Câu 5 : Xã hội Nga khi Sê-khốp viết “Người trong bao” có đặc điểm gì?
A. Đang khẩn trương chuẩn bị cho cuộc cách mạng tháng 10.
B. Đang tưng bừng với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng10.
C. Đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề.
D. Đang mừng vui trước chiến thắng của hồng quân chống phát xít.
Chọn đáp án : C
Câu 6 : Nhan đề “Người trong bao” mang ý nghĩa biểu tượng cho những con người nào?
A. Hay tự ti và hà tiện quá mức.
B. Hay sợ hãi và sống bạc nhược.
C. Bị mọi người trong tập thể xa lánh.
D. Không thích giao tiếp với bất kì ai.
Chọn đáp án : B
Câu 7 : Sê-khốp đã học nghề gì ở Trường Đại học Tổng hợp Mát-xccơ-va?
A. Báo chí
B. Sân khấu
C. Y
D. Luật
Chọn đáp án : C
Câu 8 : Tác phẩm “Người trong bao” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Vào năm 1898, khi xã hội Nga đang nghẹt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX.
B. Vào năm 1941, khi Đức tấn công Liên Xô buộc Liên Xô phải tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
C. Vào năm 1917, khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
D. Vào năm 1914, khi Nga tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Chọn đáp án : A
Câu 9 : Từ phong cách kì dị của Bê-li-cốp, nhà văn Sê-khốp đã khái quát như thế nào về nhân vật này?
A. Cuộc sống làm hắn khó chịu, sợ hãi, buộc hắn phải thường xuyên lo âu và có lẽ để bào chữa cho thái độ nhút nhát, hắn lúc nào cũng ngợi ca những gì không bao giờ có thật.
B. Con người này lúc nào cũng có một khát vọng mãnh liệt muốn thu mình trong một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.
C. Đối với hắn, chỉ có những chỉ thị, thông tư, những bài báo cấm đoán điều này điều nọ mới là những cái rõ ràng.
D. Hắn có một thói quen kì quặc
Chọn đáp án : B
Câu 10 : Câu nào dưới đây nói không đúng về A.P.Sê-khốp và sự nghiệp văn chương của ông?
A. Ông là nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.
B. Các tác phẩm của ông có cốt truyện giản dị nhưng thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.
C. Ông được xem là đại biểu duy nhất của văn học hiện thực Nga nửa cuối kế kỉ XIX.
D. Ông để lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa.
Chọn đáp án : C
Câu 11 : Sê-khốp nổi tiếng trong những lĩnh vực nào?
A. Truyện ngắn, kịch nói.
B. Thơ, kịch.
C. Tiểu thuyết, thơ.
D. Tiểu thuyết, truyện ngắn.
Chọn đáp án : A
Câu 12 : Ý nào nói không đúng tác dụng của việc lặp lại mười hai lần chi tiết “cái bao” trong tác phẩm?
A. Cho thấy Bê-li-cốp luôn tạo ra những cái bao để bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài.
B. Nhấn mạnh khát vọng mãnh liệt được thu mình trong vỏ của Bê-li-cốp.
C. Nhấn mạnh việc Bê-li-cốp luôn ngợi ca quá khứ, ngợi ca những cái không có thật và hay che giấu những ý nghĩ của mình.
D. Cho thấy Bê-li-cốp luôn yêu quý và gìn giữ cẩn thận những đồ đạc của mình.
Chọn đáp án : D