Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Câu 1 : Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học nhằm mục đích
A. Chứng minh tác giả có vốn từ phong phú.
B. Đat đến một hiệu quả diễn đạt nào đó.
C. Đảm bảo những yêu cầu của thể loại.
D. Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.
Chọn đáp án : B
Câu 2 : Nét độc đáo của câu ca dao sau là gì?
“Cha chài, mẹ lưới, con câu
Chàng rể đi tát, con dâu đi mò”
A. Sử dụng nhiều từ đồng nghĩa
B. Sử dụng nhiều từ cùng trường từ vựng
C. Sử dụng nhiều cặp từ trái nghĩa
D. Sử dụng nhiều từ bắt đầu bằng chữ c
Chọn đáp án : B
Câu 3 : Nhóm từ nào dưới đây cùng trường từ vựng?
A. Hội họa, điêu khắc, điện ảnh, năng suất.
B. Môi trường, tài nguyên, sinh thái, nghệ thuật.
C. Nhà trường, thầy cô, học sinh, diễn viên.
D. Bàn, ghế, đi văng, tủ lạnh.
Chọn đáp án : D
Câu 4 : Nhóm từ nào dưới đây cùng trường từ vựng?
A. Nông dân, nông nhiệp, vụ mùa, năng suất
B. Sư tử, hổ, ngựa vằn, linh dương
C. Tác phẩm, tác giả, công chúng, lâm nghiệp
D. Công dân, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi.
Chọn đáp án : C
Câu 5 : Trong câu: “Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.” Nhóm từ cùng trường từ vựng là nhóm từ nào?
A. Đèn, lều, ngõ, vợ
B. Đau đớn, dật dờ, leo lét
C. Khóc, chạy, não nùng
D. Mẹ, vợ, chồng, trẻ
Chọn đáp án : D
Câu 6 : Ca dao có câu:
“Bà già mặc áo bông chanh,
Ngồi trong đám hẹ, nói hành nàng dâu.”
Cái hay của câu ca dao trên là gì?
A. Chơi chữ dựa trên các từ trái nghĩa
B. Chơi chữ dựa trên các từ đồng nghĩa
C. Chơi chữ dựa trên các từ cùng trường từ vựng
D. Cả A, B và C
Chọn đáp án : C