Tuần 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

A. Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương

Câu 1 : Nội dung sau đây về Hồ Xuân Hương đúng hay sai? “ Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du. Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái”

– Đúng

– Bà đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du. Cuộc đời tình duyên của Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái. Bà qua hai lần đò, tuy nhiên cuộc hôn nhân nào cũng không viên mãn.

Câu 2 : Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là gì?

A. Bà Chúa Thơ Nôm

B. Nữ sĩ thơ Nôm

C. Hồng Hà nữ sĩ

D. Bạch Vân cư sĩ

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”

Chọn đáp án : A

Câu 3 : Tập thơ nào sau đây được xem là của Hồ Xuân Hương?

A. Gái quê

B. Khối tình con

C. Giấc mộng con

D. Lưu hương kí

Lưu hương kí là tập thơ của Hồ Xuân Hương bao gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm

Chọn đáp án : D

Câu 4 : Tập thơ Lưu hương kí được phát hiện năm bao nhiêu?

A. 1963

B. 1964

C. 1965

D. 1966

Lưu hương kí được phát hiện năm 1964.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Nội dung nào đưới đây đúng về tác phẩm Lưu hương kí?

A. Gồm 50 bài thơ bằng chữ Hán

B. Gồm 50 bài thơ bằng chữ Nôm

C. Gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm

D. Gồm 26 bài chữ Nôm và 24 bài chữ Hán

Lưu hương kí gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Đối tượng thường được đề cập đến nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là ai?

A. Thầy tu hư hỏng

B. Người phụ nữ không hạnh phúc

C. Lũ học trò dốt

D. Người nông dân

Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ.

Chọn đáp án : B

Câu 7 : Nhận định nào dưới đây nói lên đặc điểm nổi bật nhất trong sáng tác của Hồ Xuân Hương?

A. Khai thác triệt để về đề tài tình yêu đôi lứa

B. Nỗi buồn đau về kiếp người bị bóc lột dưới chế độ phong kiến

C. Bất mãn sâu sắc với chế độ phong kiến nên giọng thơ của bà thường khinh bạc

D. Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng

Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng

Chọn đáp án : D

Câu 8 : Giá trị nhân văn, nhân đạo cao đẹp trong sáng tác của Hồ Xuân Hương nổi bật ở điểm nào sau đây?

A. Là tiếng cười mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu của bọn công tử nhà giàu

B. Là khát vọng cháy bỏng của người dân về đời sống công bằng, phồn vinh

C. Là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ

D. Là bản tố cáo xã hội bất công, tàn nhẫn.

Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Nối tên các bài thơ sau với tên tác giả:

– Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du ( SGK Ngữ văn 10, tập 1)

– Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan (SGK Ngữ văn 7, tập 1)

– Khuê oán – Vương Xương Linh ( SGK Ngữ văn 7, tập 1)

– Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Đặng Trần Côn (SGK Ngữ văn 10, tập 2)

– Tự tình – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 11, tập 1)

Câu 10 : Nhận định nào không đúng về thơ Hồ Xuân Hương?

A. Hồ Xuân Hương có tài năng viết thơ bằng chữ Nôm.

B. Tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

C. Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ, thể hiện một bản lĩnh sống mạnh mẽ, khác thường.

D. Hồ Xuân Hương chỉ viết thơ bằng chữ Nôm. Vì vậy, bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”.

Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

Chọn đáp án : D

B. Tìm hiểu chung về tự tình

Câu 1 : Bài thơ Tự tình được xuất xứ từ tập thơ Lưu hương kí. Đúng hay sai?

– Sai

Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm ba bài của Hồ Xuân Hương.

Câu 2 :

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Hai câu thơ trên là:

A. Hai câu đề

B. Hai câu thực

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết

Hai câu thực:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Tự tình II thuộc thể thơ nào sau đây?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Cổ phong

D. Thất ngôn trường thiên

Thể thơ : Thất ngôn bát cú

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Nội dung chính của 4 câu thơ sau: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

A. Thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc

B. Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Nội dung chính: Thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình.

Chọn đáp án : A

Câu 5 : Đán án nào dưới đây không thể hiện nội dung đúng về Tự tình:

A. Thể hiện tâm trạng, thái độ của Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

B. Người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra

C. Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương

D. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

Tự tình (bài II) không thể hiện sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương. Ngược lại, bài thơ là sự phản kháng, khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Tự tình II?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả

C. Nhiều hình ảnh ước lệ

D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Giá trị nghệ thuật bài thơ Tự tình II : Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc…

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Nối cột A với cột B cho phù hợp.

Bài thơ có thể chia bố cục thành 4 phần:

– Hai câu đề:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non.”

– Hai câu thực:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

– Hai câu luận:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

– Hai câu kết:

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

C. Phân tích bài thơ tự tình

Câu 1 : Câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Đảo ngữ

B. Nhân hóa

C. So sánh

D. Hoán dụ

Câu thơ sử dụng phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” thể hiện:

A. Thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình

B. Sự thách thức của nhân vật trữ tình

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà còn thể hiện bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy. Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố.

Chọn đáp án : C

Câu 3 : Đáp án nào không thể hiện nội dung đúng của hai câu thực trong bài thơ Tự tình:

A. Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng 2 lần bi kịch: Trăng sắp tàn(bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”

B. Với Xuân Hương, tuổi xuân đã đi qua mà nhân duyên không trọn vẹn

C. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên

D. Hương rượu giúp Xuân Hương quên đi số phận bất hạnh của mình

E. Vòng luẩn quẩn, bế tắc, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa

F. Xuân Hương hai lần làm lẽ

– Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Với Xuân Hương, tuổi xuân đã đi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.

– Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên.

– Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa

Câu 4 : Nội dung dưới đây đúng hay sai? “ Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người”

– Đúng

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

– Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé như đám rêu kia mà vẫn không chịu phận nhỏ bé, hèn mọn, không chịu yếu mềm. Tất cả như đang muốn bứt thoát hẳn lên: rêu phải mọc “xiên ngang mặt đất”, đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt để “đâm toạc chân mây”.

⇒ Sự phản kháng.

Câu 5 : Hai câu luận trong bài thơ Tự tình II sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì?

A. Đảo ngữ

B. Đảo ngữ kết hợp với việc sử dụng những động từ mạnh

C. So sánh

D. Hoán dụ

Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với việc sử dụng các động từ mạnh (xiên, đâm) đã làm nổi bật sự phẫn uất của đá, của rêu cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Đá, rêu như đang oán hờn, như đang phản kháng mãnh liệt với tạp hóa.

Chọn đáp án : B

Câu 6 : Từ “xuân” trong câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” được hiểu là:

A. Mùa xuân của thiên nhiên

B. Tuổi xuân của người con gái

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Từ “xuân” vừa chỉ mùa xuân, vừa được dùng với nghĩa tuổi xuân. Với thiên nhiên, xuân đi rổi xuân lại nhưng với con người, tuổi xuân đã qua không bao giờ trở lại. Đó chính là cái gốc sâu xa của sự chán ngán.

Chọn đáp án : C

Câu 7 : Câu thơ “Mảnh tình san sẻ tí con con” sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào?

A. Hoán dụ

B. Nhân hóa

C. Phóng đại

D. Nghệ thuật tăng tiến

– Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh của nhân vật trữ tình càng éo le hơn: mảnh tình – san sẻ – tí – con con. Mảnh tình vốn đã ít, đã bé, đã không trọn vẹn lại còn phải “san sẻ” thành ra gần như chẳng còn gì (tí con con) nên càng xót xa, tội nghiệp hơn.

⇒ Câu thơ nói lên cả nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi cảnh chồng chung vợ chạ đối với họ không phải xa lạ.

Chọn đáp án : D

Câu 8 : Đọc bài thơ Tự tình II, anh (chị) nhận thấy khát vọng gì của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

A. Khát vọng công danh, sự nghiệp

B. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi

C. Khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

D. Khát vọng sống, khát vọng tình duyên trọn vẹn, khát vọng hạnh phúc

Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa Thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

Chọn đáp án : D

Câu 9 : Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ một sức sống mãnh liệt, cố vươn lên đế thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?

“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

“ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

“ Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Hai câu luận bộc lộ một sức sống mãnh liệt, cố vươn lên để thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1058

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống