Tuần 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

A. Vài nét về tác giả Lê Hữu Trác

Câu 1 : Tác giả Lê Hữu Trác tên hiệu là gì?

A. Hải Thượng Lãn Ông

B. Thanh Hiên

C. Ức Trai

D. Mộng Tích

Lê Hữu Trác tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên

Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai

Tú Xương tên hiệu là Mộng Tích

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Lê Hữu Trác sinh ra ở đâu?

A. Làng Yên Ninh, phủ Bắc Giang

B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương

C. Phường Bích Câu, Thăng Long

D. Làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, Hà Đông

Lê Hữu Trác sinh ra ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên)

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Phần lớn cuộc đời Lê Hữu Trác hoạt động ở lĩnh vực văn học. Đúng hay sai?

Phần lớn cuộc đời ông hoạt động y học.

Câu 4 : Đáp án nào không phải là nội dung đúng về bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh?

A. Tác phẩm ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc

B. Hải Thượng y tông tâm lĩnh không những có giá trị về ý học mà còn có giá trị về văn học

C. Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển

D. Hải Thượng y tông tâm lĩnh viết bằng chữ Nôm

Hải Thượng y tông tâm lĩnh được viết bằng chữ Hán, viết vào năm 1770.

Chọn đáp án : D

Câu 5 : Nội dung nào dưới đây đúng về tác giả Lê Hữu Trác?

A. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học

B. Ông là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp

C. Ông là người có tài năng trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa đến kinh tế, chính trị

D. Tuy ông bị mù hai mắt, ông vẫn mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân

Lê Hữu Trác là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

Chọn đáp án : A

B. Tìm hiểu chung về văn bản Vào phủ Chúa Trịnh

Câu 1 : Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Nôm. Đúng hay sai?

Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Hán.

Câu 2 : Thể loại của Thượng kinh kí sự ?

A. Bút ký

B. Hồi ký

C. Kí sự

D. Tùy bút

Chọn đáp án : C

Khái niệm các thể loại:

Bút ký:là thể loại thuộc loại hình ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn. Bút ký khác truyện ngắn ở chỗ tác giả bút ký không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực.

Hồi kí: là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc đời tác giả.

Kí sự: là một thể loại kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

Tùy bút: là viết tuỳ thích theo ý thích của mình, không có chủ đề gì cả, thường là miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó. Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.

Thượng kinh kí sự thuộc thể loại kí sự.

Câu 3 : Vị trí của tác phẩm Thượng kinh kí sự trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh ?

A. Đầu bộ

B. Giữa bộ

C. Cuối bộ

D. Không nằm trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh

Thượng kinh kí sự được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Vào phủ chúa Trịnh trích từ tác phẩm nào dưới đây?

A. Vũ trung tùy bút

B. Thượng kinh kí sự

C. Bạch Vân am tập

D. Vân Đài loại ngừ

Vào phủ chú Trịnh trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự. Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về bệnh của thế tử Trịnh Cán?

A. Do thế tử đam mê tửu sắc

B. Do thế tử u uất về tình duyên trắc trở

C. Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi

D. Do thế tử u uất vì chưa được truyền ngôi

Khi khám bệnh, Lê Hữu Trác đưa ra nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử:

Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Nội dung nào sau đây không đúng về Thượng kinh kí sự?

1. Tác phẩm miêu tả quang cảnh ở kinh đô Thăng Long

2. Tác phẩm phản ánh cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa

3. Lê Hữa Trác trên đường đi chữa bệnh từ Hương Sơn ra Thăng Long được nghe kể lại chuyện trong phủ chúa

4. Lê Hữu Trác đi chữa bệnh cho công chúa

5. Qua tác phẩm, ta thấy được Lê Hữu Trác là người có phẩm chất cao quý, khinh thường danh lợi, yêu thích cuộc sống tự do thanh đạm chốn quê nhà

Thượng kinh kí sự là những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.

Câu 7 : Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1)________ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2)________, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua(3)_______, các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là(4)________. Đồ đạc trong phòng đều được(5)_____, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6)________. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì(7)______, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.

Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả(8)________.

Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh chốn phồn hoa, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì nghĩ đến nước nhà, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.

Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.

1. thánh chỉ

2. chốn phồn hoa

3. nhiều lớp cửa

4. phòng trà

5. sơn son thếp vàng

6. thế tử Trịnh Cán

7. nghĩ đến nước nhà

8. coi thường danh lợi

Câu 8 : Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh? “Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện…”.

A. Phần 1: Cuộc sống nơi phủ chúa

B. Phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

Từ thực trạng bệnh tình và thể lực của thế tử, ông phân tích, cân nhắc thiệt hơn rồi tìm ra cách chữa phù hợp nhất:

“Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện…”.

Câu thoại thuộc phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

C. Phân tích văn bản Vào phủ Chúa Trịnh

Câu 1 : Để viết mở bài phân tích văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” cần đảm bảo những ý nào sau đây?

A. Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác, một thầy thuốc nổi tiếng với tấm lòng y đức

B. Giới thiệu về tác phẩm “Thượng kinh kí sự” và đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.

C. Giới thiệu bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất của Lê Hữu Trác trong thời trung đại Việt Nam. Tác phẩm cũng ghi lại cảm xúc chân thật của tác giả trong lúc đi lặn lội chữa bệnh ở các miền quê.

D. Đáp án A và B

Trong phần mở bài, chỉ cần giới thiệu được hai ý cơ bản sau:

– Giới thiệu khái quát về tác giả Lê Hữu Trác

– Giới thiệu về tác phẩm Thượng kinh kí sự và đoạn trích vào phủ chúa Trịnh.

Chọn đáp án : D

Câu 2 : Chọn những chi tiết đúng về quang cảnh ở phủ chúa Trịnh

1. Đường vào phủ phải qua nhiều lần cửa

2. Vườn hoa trong phủ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm

3. Trong phủ rực rỡ ánh sáng tự nhiên

4. Đồ ăn toàn của ngon vật lạ, đồ đạc được sơn son thếp vàng

5. Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau

Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả:

– Đường vào phủ: Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau. Vườn hoa trong phủ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm.

– Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

– Nội cung: Không khí trong phủ ngột ngạt chỉ thấy hơi người, phấn sáp, ánh sáng của đèn nến.

Câu 3 : Chọn những chi tiết đúng miêu tả về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

1. Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào

2. Lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình

3. Trong phủ chúa chỉ có chúa, thế tử và các phi tần

4. Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép

5. Danh y đến và được bắt mạch cho thế tử ngay

6. không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt.

Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được miêu tả qua các chi tiết:

– Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ không nói hết.

– Phủ chúa có một guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập : người giữ cửa quyền báo rộn ràng, vệ sĩ, quan truyền chỉ,..

– Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép.

– Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc.

– Cuộc sống lễ nghi, khuôn phép tạo nên không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt.

Câu 4 : Nhận định sau đây đúng hay sai?

“Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống chốn phủ chúa được thể hiện gián tiếp qua miêu tả, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ con đường vào phủ chúa, từ lúc được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ.”

– Nhận định đúng

– Giải thích : Qua việc miêu tả chi tiết, tỉ mỉ con đường vào phủ chúa, bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa như hiện lên trước mắt người đọc. Tác giả ngầm ẩn một hàm ý phê phán nhất định đối với chúa Trịnh qua việc miêu tả tưởng như vô tình về lầu gác, cung điện sơn son thếp vàng, ghế ngồi chạm rồng của chúa,…Rồng là biểu tượng của vua, thế mà chúa Trịnh cũng sử dụng. Cũng có một ý nữa là tác giả kín đáo phê phán lối sống xa hoa, trụy lạc của chúa Trịnh.

Câu 5 : Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:

A. Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc.

B. Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

C. Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử.

D. Tất cả các đáp án trên

Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:

– Biết được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:

+ Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, không thể về núi được

+ Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

+ Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù không thuận với số đông.

Chọn đáp án : D

Câu 6 : Những từ ngữ nào sau đây trong đoạn trích nói lên thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi?

A. Quê mùa

B. Về núi

C. Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn

D. Tất cả các đáp án trên

Quê mùa : Lê Hữu Trác tự nói về mình. Quê mùa có sắc thái đối lập với thành thị. Đây là cách nói của một nhà nho ẩn dật lánh đời có thái độ xem thường danh lợi.

Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, về núi : Tác giả băn khoăn nếu mình chữa bệnh cho thế tử có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao “về núi” nữa. Đây là những từ ngữ trực tiếp tác giả nói về danh lợi.

Chọn đáp án : D

Câu 7 : Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?

A. Ông là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm

B. Ông khinh thường danh lợi, yêu thích tự do

C. Ông muốn được giữ lại ở trong phủ chúa, hưởng vinh hoa phú quý.

D. Đáp án A và B

Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác:

– Đó là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm và đức độ.

– Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, yêu thích tự do.

Chọn đáp án : D

Câu 8 : Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?

A. Quang cảnh trong phủ chúa

B. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa

C. Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

D. Tất cả các đáp án trên

Vào phủ chúa Trịnh miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ của mình trước cảnh “xa hoa” và tâm trạng khi kê đơn cho thế tử.

Chọn đáp án : D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 974

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống