Tuần 26

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

A. Vài nét về Lỗ Tấn

Câu 1 : Quê hương của Lỗ Tấn:

A. Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc

B. Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Trùng Khánh, miền Đông Nam Trung Quốc

C. Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Hồ Bắc, miền Đông Nam Trung Quốc

D. Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Quảng Đông, miền Đông Nam Trung Quốc

Quê hương của Lỗ Tấn ở Phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Bút danh Lỗ Tấn của tác giả có ý nghĩa:

A. Ghép từ họ cha và chữ Tấn hành

B. Ghép từ họ mẹ và chữ Tấn hành

C. Ghép từ họ của cha và họ của mẹ

D. Ghép từ tên quê hương của ông

Bút danh Lỗ Tấn ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thụy) và chữ Tấn hành, nghĩa là Đi nhanh lên

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Cha Lỗ Tấn lâm bệnh và qua đời khi tác giả bao nhiêu tuổi?

A. 11 tuổi

B. 12 tuổi

C. 13 tuổi

D. 14 tuổi

Cha Lỗ Tấn mất năm ông 13 tuổi.

Chọn đáp án : C

Câu 4 : Vì sao Lỗ Tấn muốn theo học nghề thuốc?

A. Năm 13 tuổi, chứng kiến mẹ lâm bệnh nhưng vì không có thuốc chữa mà chết

B. Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh cha lâm bệnh nhưng vì không có thuốc chữa mà chết

C. Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh ông nội lâm bệnh nhưng vì không có thuốc chữa mà chết

D. Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh bà nội lâm bệnh nhưng vì không có thuốc chữa mà chết

Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc để chữa bệnh cho người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín,…như cha mình.

Chọn đáp án : B

Câu 5 : Nội dung sau về Lỗ Tấn đúng hay sai?

“Lỗ Tấn đổi chí hướng khi một lần ông chứng kiến một người Trung Quốc bị giết vì làm gián điệp cho Nga”.

A. Đúng

B. Sai

Lỗ Tấn đổi chí hướng nhân một lần ông xem phim thấy những người Trung Quốc hăm hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga. Ông giật mình nhận ra rằng: “chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”

⇒ Ông chuyển sang làm văn nghệ.

Chọn đáp án : B

Câu 6 : Lỗ Tấn đã từng theo học nghề thuốc ở ngôi trường nào?

A. Trường Đại học Y khoa Tiên Đài

B. Trường Đại học Y khoa Chiết Giang

C. Trường Cao đẳng Y khoa Tiên Đài

D. Trường Cao đẳng Y khoa Chiết Giang

Khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Y khoa Tiên Đài, Lỗ Tấn đột ngột thay đổi chí hướng. Ông chuyển sang làm văn nghệ, ông nhận ra rằng “ Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”.

Chọn đáp án : C

Câu 7 : Các sáng tác văn chương của Lỗ Tấn nhằm mục đích gì?

A. Dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của người Trung Quốc

B. Kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chữa chạy, không “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn: Dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chữa chạy, không được “ngủ say trong cái hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

Chọn đáp án : C

Câu 8 : Quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn:

A. Đặt nhiều sự quan tâm vào các giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi. Văn học phải có những tác phẩm khắc họa những bước đi của thời đại.

B. “Hát cho đồng bào mình nghe những bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai”

C. Viết nhưng áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người

D. Đề cao những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống của người Trung Quốc

Quan điểm sáng tác: Ông đã hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ, chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai. Các tác phẩm của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội tự thỏa mãn. Chủ đề “phê phán quốc dân tính” trong sáng tác của ông trở nên thấm thía, sâu sắc hơn.

Chọn đáp án : B

Câu 9 : Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Lỗ Tấn:

A. Gào thét

B. Bàng hoàng

C. AQ chính chuyện

D. Con nai đen

Tác phẩm chính: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại, AQ chính chuyện,

Chọn đáp án : D

Câu 10 : Người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn là:

A. Bác Hồ

B. Tố Hữu

C. Nguyễn Khoa Điềm

D. Nguyễn Thi

Bác Hồ là người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn. Ngay từ tuổ thanh niên, Người đã “thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc” và trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng, không chỉ một lần người nêu tên Lỗ Tấn.

Chọn đáp án : A

B. Tìm hiểu chung về Thuốc

Câu 1 : Thuốc được sáng tác vào năm nào?

A. 1919

B. 1920

C. 1921

D. 1922

Thuốc được viết vào năm 1919

Chọn đáp án : A

Câu 2 : Tác phẩm Thuốc thuộc thể loại:

A. Kịch

B. Tiểu thuyết

C. Truyện ngắn

D. Truyện vừa

Truyện ngắn Thuốc – Lỗ Tấn

Chọn đáp án : C

Câu 3 : Truyện ngắn Thuốc ra đời gắn với phong trào nào?

A. Phong trào Cách mạng Tân Hợi

B. Phong trào Ngũ Tứ

C. Phong trào khởi nghĩa nông dân

D. Phong trào khởi nghĩa công nhân

Thuốc được viết vào năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Truyện ngắn Thuốc được in trong tập:

A. Thuốc

B. Bàng hoàng

C. Gào thét

D. AQ chính chuyện

Thuốc được in trong tập Gào thét.

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Nội dung sau về truyện ngắn Thuốc đúng hay sai?

“Thuốc được sáng tác năm 1919, đây là giai đoạn đất nước Trung Quốc đang bùng lên khởi nghĩa dành chính quyền với những thắng lợi vẻ vang”.

A. Đúng

B. Sai

Năm 1919, đây là giai đoạn đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật nhảy vào xâu xé. Xã hội Trung Quốc biến thành xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn mà những người cách mạng hoàn toàn xa lạ với nhân dân.

Chọn đáp án : B

Câu 6 : Nội dung chính của phần 1 trong truyện ngắn Thuốc :

A. Mua thuốc

B. Ăn thuốc

C. Bàn về thuốc

D. Hậu quả của thuốc

Phần 1 (Mua thuốc): Thuyên mắc bệnh lao được lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu người cộng sản về cho ăn.

Chọn đáp án : A

Câu 7 : Nội dung chính của phần 2 trong truyện ngắn Thuốc :

A. Thuyên mắc bệnh lao được lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu người cộng sản về cho ăn

B. Vợ chồng Hoa cho con ăn bánh bao tẩm máu người nhưng bệnh tình không thuyên giảm, con ho dữ dội hơn

C. Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du

D. Mẹ của Hạ Du và Thuyên bắt gặp nhau và bàng hoàng khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du

Phần 2: Vợ chồng lão Hoa cho con ăn bánh bao tẩm máu người nhưng bệnh tình không thuyên giảm, con vẫn ho dữ dội.

Chọn đáp án : B

Câu 8 : Nội dung chính của phần 3 trong truyện ngắn Thuốc :

A. Mua thuốc

B. Ăn thuốc

C. Bàn về thuốc

D. Hậu quả của thuốc

Phần 3 (Bàn về thuốc): Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh và tên “giặc” Hạ Du.

Chọn đáp án : C

Câu 9 : Nội dung chính của phần 4 trong truyện ngắn Thuốc :

A. Thuyên mắc bệnh lao được lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu người cộng sản và cho ăn

B. Vợ chồng lão Hoa cho con ăn bánh bao tẩm máun người nhưng con vẫn ho dữ dội

C. Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du

D. Nghĩa địa vào tiết Thanh minh, mẹ của Hạ Du và Thuyên bắt gặp nhau và bàng hoàng khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.

Phần 4 (Hậu quả của thuốc): Nghĩa địa vào tiết Thanh minh, mẹ của Hạ Du và Thuyên bắt gặp nhau và bàng hoàng khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.

Chọn đáp án : D

Câu 10 : Nội dung sau về truyện ngắn Thuốc đúng hay sai?

“Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn. Ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

A. Đúng

B. Sai

Giá trị nội dung của truyện ngắn Thuốc : Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn. Ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

Chọn đáp án : A

Câu 11 : Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Thuốc ?

A. Lối viết cô đọng, súc tích, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng

B. Cách xây dựng nhân vật đặc biệt

C. Cách kể truyện theo ngôi thứ ba, nhiều đoạn chuyển điểm nhìn sang trần thuật nhân vật làm cho truyện sinh động hơn

D. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo

Nghệ thuật trong truyện ngắn Thuốc :

– Truyện có lối viết cô đọng, súc tích, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: chiếc bánh bao tẩm máu người, vòng hoa trắng, con đường mòn,…

– Cách xây dựng nhân vật đặc biệt: Không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí trung tâm mà đặt sau các nhân vật quần chúng, nhằm nhấn mạnh vào chủ đề tư tưởng: Thức tỉnh quần chúng.

– Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba nhưng nhiều đoạn lại chuyển điểm nhìn sang trần thuật nhân vật làm cho truyện sinh động hơn.

Chọn đáp án : D

C. Phân tích văn bản Thuốc

Câu 1 : Chiếc bánh bao tẩm máu được Lỗ Tấn miêu tả qua những chi tiết nào?

A. Nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt.

B. Gói lá xanh và chao đèn loang lổ máu, dúi vào bếp, một mùi thơm quái lạ ngập cả quán.

C. Một vật đen thui, một làn khói trắng bốc ra từ lớp vỏ cháy sém

D. Tất cả các đáp án trên

* Cách miêu tả chiếc bao tẩm máu người

– Một chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt

– Lão Hoa vừa thổi lửa trong bếp, vừa cầm gói lá xanh và cái chao đèn rách nát loang lổ máu. Một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán.

– Một vật đen thui, một làn khói trắng bốc ra từ lớp vở cháy sém

⇒ Cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ.

Chọn đáp án : D

Câu 2 : Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện có ý nghĩa gì?

A. Tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng

B. Gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong

C. Là thực phẩm bị người dân kì thị, xa lánh

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: sự mê tín, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ vì cho rằng bệnh lao có thể chữa khỏi bằng bánh bao tẩm máu người cộng sản.

Chọn đáp án : B

Câu 3 : Thái độ của lão Hoa trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người:

A. Ghê sợ, xa lánh

B. Để hết tinh thần vào gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh

C. Nâng niu như cầm sinh mệnh mình

D. Tất cả các đáp án trên

Lão Hoa để hết tinh thần vào gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh.

Chọn đáp án : B

Câu 4 : Thái độ của nhân vật Thuyên trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người?

A. Ghê sợ, không dám ăn

B. Để hết tinh thần vào chiếc bánh bao như nâng niu đứa con tinh thần của gia đình mười đời độc đinh.

C. Nâng niu chiếc bánh như cầm tính mệnh của chính mình trong tay

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Thuyên mắc bệnh lao, nâng niu chiếc bánh bao (thuốc chữa bệnh) như cầm tính mệnh của chính mình trong tay.

Chọn đáp án : C

Câu 5 : Sau khi ăn chiếc bánh bao tẩm máu người, bệnh tình của Thuyên như thế nào?

A. Thuyên càng ho rũ rượi hơn

B. Thuyên bớt cơn ho, lão Hoa định mua thêm chiếc bánh khác cho Thuyên ăn

C. Thuyên không qua khỏi cơn bệnh

D. Đáp án A và C

Chiếc bánh bao tẩm máu người cộng sản, một phương thuốc theo mọi người là quý hiếm, nhưng cuối cùng không chữa khỏi bệnh cho Thuyên, Thuyên vẫn chết. Đó là một thứ thuốc độc, thứ thuốc giết chết người.

Chọn đáp án : D

Câu 6 : Nội dung sau đúng hay sai?

“Qua hình tượng thuốc – chiếc bánh bao tẩm máu người, Lỗ Tấn muốn người dân Trung Hoa nghiêm túc suy nghĩ tìm cho mình một phương thuốc chữa căn bệnh mê tín dị đoan”.

A. Đúng

B. Sai

Qua hình tượng “thuốc”, Lỗ Tấn muốn cảnh báo người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để chữa căn bênh mê tín, dị đoan, một phương thuốc để cứu dân tộc.

Chọn đáp án : A

Câu 7 : Hình ảnh người cách mạng Hạ Du xuất hiện như thế nào?

A. Xuất hiện gián tiếp qua câu chuyện của những người trong quán trà nhà lão Hoa

B. Xuất hiện gián tiếp qua lời của Thuyên

C. Xuất hiện hiện trực tiếp trong quán trà nhà lão Hoa

D. Đáp án A và B

Hình tượng người cách mạng Hạ Du xuất hiện gián tiếp qua câu chuyện về nhữung người trong quán trà nhà lão Hoa.

Chọn đáp án : A

Câu 8 : Hình tượng người cách mạnh Hạ Du trong tác phẩm mang vẻ đẹp phẩm chất nào?

A. Một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, sẵn sàng chiến đấu vì nhân dân lao động.

B. Dũng cảm, hiên ngang, dám xả thân vì nghĩa

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

– Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

+ Một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, sẵn sàng chiến đấu vì nhân dân lao động.

+ Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn

Câu 9 : Vì sao người cách mạng Hạ Du lại thất bại?

A. Vì chưa đủ năng lực

B. Vì chưa có đồng đội cùng làm cách mạng

C. Vì xa rời quần chúng nhân dân

D. Tất cả các đáp án trên

Hạ Du là hình ảnh tượng trưng cho những người làm cách mạng nhưng lại xa rời quần chúng nhân dân, không tuyên truyền để nhân dân hiểu họ. Họ trở nên đơn độc, như “mưa kịch trên sa mạc”, không một ai hiểu họ. Đó chính là lí do Hạ Du thất bại.

Chọn đáp án : C

Câu 10 : Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du như thế nào?

A. Xem Hạ Du là giặc, thằng khốn nạn, đồ ranh con

B. Người chú đem Hạ Du ra thú để lấy tiền, người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc

C. Thương xót, tiếc nuối trước cái chết của Hạ Du

D. Đáp án A và B

– Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du:

+ Họ xem Hạ Du là giặc, là đồ quỷ sứ, thằng khốn nạn, đồ ranh con, thằng điên khùng.

+ Người chú đem cháu ra thú để lấy tiền

+ Người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc

⇒ Sự thờ ơ, vô cảm của quần chúng nhân dân đối với những người làm cách mạng.

Chọn đáp án : D

Câu 11 : Qua hình tượng người cách mạng Hạ Du, Lỗ Tấn bày tỏ thái độ như thế nào?

A. Sự đồng cảm, xót thương, trân trọng đối với những người làm cách mạng

B. Lên tiếng phê phán những người làm cách mạng nhưng xa rời quần chúng, không giác ngộ cho quần chúng

C. Giác ngộ cho quần chúng nhân dân chờ đợi thời cơ thích hợp để làm cách mạng.

D. Đáp án A và B

Qua hình tượng Hạ Du, Lỗ Tấn đã gián tiếp bày tỏ thái độ của mình về cách mạng, về những người làm cách mạng. Đó là sự đồng cảm, xót thương, trân trọng nhưng đồng thời cũng lên tiếng phê phán những người làm cách mạng nhưng xa rời quần chúng, không giác ngộ quần chúng.

Chọn đáp án : D

Câu 12 : Nội dung sau về truyện ngắn Thuốc đúng hay sai?

“Thời gian nghệ thuật trong truyện chuyển từ mùa thu “trảm quyết” sang mùa xân Thanh minh thể hiện quy luật biến đổi của thời gian và cảnh vật”

A. Đúng

B. Sai

Thời gian nghệ thuật trong truyện có sự tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan và sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tác giả.

Chọn đáp án : A

Câu 13 : Trong truyện ngắn Thuốc có những hình ảnh biểu tượng nào?

A. Bánh bao tẩm máu người

B. Vòng hoa trên mộ Hạ Du

C. Con đường mòn

D. Tất cả các đáp án trên

Thuốc có ba hình ảnh biểu tượng:

+ Thuốc – bánh bao tẩm máu người

+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du

+ Con đường mòn ở giữa

Chọn đáp án : D

Câu 14 : Đáp án nào không đúng khi nói về ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du?

A. Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với sự nghiệp, cuộc đời và sự hi sinh của Hạ Du

B. Thể hiện sự hối lỗi của người chú khi đã đem Hạ Du đi thú và hiểu sai về người cháu của mình

C. Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho người làm cách mạng

D. Khẳng định sẽ có những người vẫn tiếp tục làm cách mạng

* Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

– Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp và sự hi sinh của Hạ Du

– Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho những người làm cách mạng.

– Khẳng định sẽ có những người tiếp tục làm cách mạng, tiếp bước Hạ Du.

Chọn đáp án : B

Câu 15 : Nhan đề “Thuốc” mang ý nghĩa như thế nào?

A. Chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người

B. Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc

C. Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh rời xa quần chúng của cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ.

D. Tất cả các đáp án trên

* Ý nghĩa nhan đề thuốc:

– Tầng nghĩa thứ nhất của nhan đề “Thuốc” là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng.

-Tầng nghĩa thứ hai của nhan đề “Thuốc” là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

-Tầng nghĩa thứ ba của nhan đề “Thuốc”, của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước , cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

Chọn đáp án : D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1124

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống