Bài 3

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Câu 1. Ca dao, dân ca là gì?

A. Khái niệm tương đương, chỉ các thể loại dân gian kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm con người.

B. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn sướng

C. Ca dao bao gồm những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2. Bài ca dao sau diễn đạt điều gì?

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông

A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ

B. Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu

C. So sánh công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước biển Đông

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án B

Câu 3. Câu nào dưới đây diễn tả nỗi nhớ thương, tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê?

A. Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

B. Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm

C. Đêm đêm con thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con

D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Đáp án: A

Câu 4. Câu ca dao, câu hát nào dưới đây nói về tình cảm gia đình?

A. Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

B. Anh em như chân với tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

C. Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

D. Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu, anh còn say sưa

Đáp án: B

→ Ca ngợi tình thân của người sống chung trong một gia đình.

Câu 5. Câu ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” diễn tả điều gì?

A. Diễn tả nỗi nhớ, sự yêu kính đối với ông bà

B. Diễn tả tình cảm của những người yêu ngôi nhà, nơi cư trú của mỗi con người

C. Diễn tả được tình cảm yêu quý, kính trọng, nỗi nhớ của con cháu đối với ông bà

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: C

Câu 6. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau:

Con người có cố, có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn

A. Biện pháp nhân hóa

B. Biện pháp so sánh

C. Biện pháp ẩn dụ

D. Biện pháp hoán dụ

Đáp án: B

→ Biện pháp so sánh để thể hiện nguồn gốc của con người cũng giống như cây, sông, các sự vật hiện hữu trong cuộc đời này đều có gốc gác, nguồn cội

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 922

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống