Bài 27

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Câu 1: Không thể dùng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần câu nào ?

A. Chủ ngữ.

B. Bổ ngữ.

C. Hô ngữ.

D. Định ngữ.

Đáp án: C

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ-vị làm thành phần câu?

A. Mẹ về là một tin vui.

B. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.

C. Chúng tôi đã là xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.

D. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách.

Đáp án: D

Câu 3: Đoạn văn sau có sử dụng các cụm chủ-vị làm thành phần câu không?

Nếu có thì hãy gạch dưới câu văn đó.

Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ…

Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương, và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.

   (Theo Lâm ngữ Đường, Tinh hoa sử thế)

A. Không     B. Có

Đáp án:

Câu 4: Trong những cặp câu dưới đây, cặp câu nào không thể gộp lại thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu mà không thay đổi ý nghĩa của chúng?

A. Anh em vui vẻ, hoà thuận. Ông bà và cha mẹ rất vui lòng.

B. Chúng ta phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đất nước ta theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.

C. Mùa xuân đến. Mọi vật như có thêm sức sống mới.

D. Mẹ đi làm. Em đi học.

Đáp án: D

Câu 5: Điền một từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Văn học là …(1) của tiếng nói, người viết văn là người dùng tiếng nói để …(2) đời sống, diển tả …(3) con người. Cho nên học …(4) thì phải học tiếng nói, trước hết là học lời ăn tiếng nói của quần chúng.

(1) A. giá trị     B. nghệ thuật    C. biện pháp     D. cầu nối

(2)    A. diễn tả    B. sao chép     C. xây dựng    D. thiết kế

(3)    A. nhân cách    B. linh hồn    C. tâm hồn    D. công việc

(4) A. học văn    B. học viết     C. phát biểu    D. viết văn

Đáp án: 1-B, 2-A, 3-C, 4 -D

Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

… Điều thứ năm trong điều Bác dạy là ‘‘Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Để thực hiện lời dạy của Bác, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Theo em hiểu, khiêm tốn là không …(1), không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn …(2) với bản thân, thấy những mặt non yếu của mình để rèn luyện, bổ khuyết, đồng thời có ý thức …(3) bè bạn và những người xung quanh. Thật thà là không …(4) trong khi làm việc cũng như trong quan hệ với mọi người. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, …(5) ở mọi nơi, mọi lúc. Còn mạnh bạo, gan góc, không một chút sợ sệt để để làm những việc …(6) là dũng cảm. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những …(7) quý báu của con người.

   (Tập làm văn 8, NXB Giáo dục, 1988)

(1) A. mạo hiểm     B. khoe khoang    C. lừa dối    D. thân thiện

(2) A. e ngại     B. thoả mãn    C. dè dặt     D. nghiêm khắc

(3) A. học hỏi     B. nghiên cứu    C. trao đổi    D. để ý

(4) A. tỷung thực    b. mạnh dạn     C. gian dối     D, lễ độ

(5) A. quanh co     B. ngay thẳng    C. Trần trụi     D. lấp lửng

(6) A. đáng sợ     B. ghê gớm    C. Tốt đẹp     D. mạo hiểm

(7) A. tức tính     B. tư tưởng    C. suy nghĩ    D. ước mơ

Đáp án: 1-B, 2-D, 3-A, 4-C, 5-B, 6-C, 7-A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 945

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống