Bài 4

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1: Bút danh Nam Cao của nhà văn được lấy từ tên hai địa danh ở quê hương của tác giả là tổng Cao Đà, huyện Nam Vang.

A. Đúng

B. Sai

C.

D.

Chọn đáp án: B

Câu 2: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với các sáng tác về nội dung chủ yếu nào?

A. Người nông dân nghèo đói bị vùi dập

B. Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Chọn đáp án: C

Câu 3: Nhà văn Nam Cao mất năm 36 tuổi, trong trường hợp nào?

A. Bị bệnh

B. Bị địch bắt giam và tra tấn dã man

C. Bị địch phục kích và hi sinh.

D. Cả A, B, C đều sai.

Chọn đáp án: C

Câu 4: Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện vừa

C. Truyện dài

D. Tiểu thuyết

Chọn đáp án: A

Câu 5: Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện Lão Hạc?

A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người

B. Phẩm chất cao quý của người nông dân

C. Số phận đau thương của người nông dân

D. Cả ba ý kiến trên đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa cái chết của lão Hạc?

A. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của một người nông dân.

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.

C. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Chọn đáp án: D

Câu 7: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

– Cụ bán rồi?

– Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có truyện:

– Thế nó cho bắt à ?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

(Ngữ văn 8, tập một)

Trong đoạn văn trên, tác giả kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả và biểu cảm

B. Nghị luận và biểu cảm

C. Biểu cảm và tự sự

D. Tự sự và miêu tả

Chọn đáp án: D

Câu 8: Từ “lão” trong đoạn văn trên tương đương với từ lão nào trong các dòng sau đây?

A. Ông lão

B. Lão nghệ nhân

C. Bệnh lão hóa

D. Lão thầy bói

Chọn đáp án: A

Câu 9: Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết?

A. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.

B. Lão Hạc rất thương con.

C. Lão Hạc ăn phải bả chó.

D. Lão Hạc không muốn làm liên lụy đến mọi người.

Chọn đáp án: B

Câu 10: Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?

A. Vì muốn làm giàu.

B. Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ.

C. Vì không lấy được người mình yêu.

D. Vì nghèo túng quá.

Chọn đáp án: B

Câu 11: Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?

A. Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả.

B. Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con.

C. Để lấy tiền gửi cho con.

D. Vì lão không muốn nuôi con chó nữa.

Chọn đáp án: B

Câu 12: Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì:

“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một con người thế ấy!…Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!…Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng…Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn…”

(Lão Hạc, Nam Cao)

A. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

B. Làm dãn nhịp điệu câu văn.

C. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn trong lòng ông giáo.

D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 13: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

– Cụ bán rồi?

– Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có truyện:

– Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

(Ngữ văn 8, tập một)

Từ nào thay thế được từ “đi đời” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”?

A. Chết

B. Hi sinh

C. Bỏ mạng

D. Hết đời

Chọn đáp án: D

Câu 14: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?

A. Móm mém.

B. Vui vẻ.

C. Xót xa.

D. Ái ngại.

Chọn đáp án: A

Câu 15: Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn sau:

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước […] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

(Ngữ văn 8, tập một)

A. Sự yếu đuối của lão Hạc

B. Sự già nua của lão Hạc

C. Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc

D. Sự cực khổ của lão Hạc

Chọn đáp án: D

Câu 16: Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút … kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!” biểu hiện điều gì?

A. Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình

B. Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình

C. Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng

D. Cả A, B, C đều sai.

Chọn đáp án: B

Câu 17: Nhận định nào nói đúng nhất về ý nghĩa cái chết của lão Hạc?

A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần

B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng

C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của người nông dân

D. Cả ba ý kiến trên đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 18: Đọc đoạn văn sau:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận.”

(Lão Hạc, Nam Cao)

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

A. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.

B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.

C. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.

D. Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.

Chọn đáp án: B

Câu 19: Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm?

A. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của Lão Hạc

B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin

C. Là con người có cách nhìn mới mẻ, sẻ chia, đồng cảm với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung

D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 20: Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?

A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình

B. Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính

C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình

D. Kết hợp cả 3 ý kiến trên

Chọn đáp án: D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1118

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống