Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Câu 1: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng tất cả các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: B
Câu 2: Có các phương tiện chủ yếu nào để thể hiện sự liên kết giữa các đoạn văn?
A. Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết
B. Dùng câu nối
C. Dùng các quan hệ từ
D. Câu A và B đúng
Chọn đáp án: D
Câu 3: Cho đoạn văn sau:
Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Hai đoạn văn trên có mối liên hệ liên kết như thế nào?
A. Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì.
B. Hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.
C. Đoạn văn phía dưới được kết nối với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.
D. Cả A, B, C đều đúng
Chọn đáp án: B
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4 – 6:
Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Câu 4: Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?
A. Khâu tìm hiểu
B. Khâu cảm thụ
C. Khâu hoàn thiện bài viết
D. Câu A và B đúng
Chọn đáp án: D
Câu 5: Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là gì?
A. Từ “sau”
B. Từ “bắt đầu”, “sau”
C. Từ “bắt đầu”, “sau”, “thế là”
D. Cả A, B, C đều sai
Chọn đáp án: B
Câu 6: Hai đoạn văn trên có quan hệ liệt kê, với việc sử dụng các từ ngữ có tác dụng liệt kê để chỉ các khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học.
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 7 – 9:
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Câu 7: Giữa hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa như thế nào?
A. Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là đoạn có ý nghĩa cụ thể và đoạn có ý nghĩa tổng kết khái quát.
B. Đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên có mối liên kết về mặt ý nghĩa thời gian.
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Chọn đáp án: B
Câu 8: Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là “nói tóm lại”.
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: B
Câu 9: Với cụm từ “trước đó mấy hôm” đặt ở đầu hai đoạn văn giúp chúng liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: B
Câu 10: Cho đoạn văn sau:
U lại nói tiếp:
– Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên Thận.
Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi. Thế thằng Các bó vừa chăn trâu vừa đi học đấy thì sao.
(Bùi Hiển, Ngày công đầu tiên của cu Tí)
Tìm câu liên kết trong đoạn văn.
A. Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy
B. U lại nói tiếp
C. Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ?
D. Thôi, cái gì làm một cái thôi
Chọn đáp án: A
Câu 11: Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản?
A. Dùng từ nối và đoạn văn
B. Dùng câu nối và đoạn văn
C. Dùng từ nối và câu nối
D. Dùng lí lẽ và dẫn chứng
Chọn đáp án: C
Câu 12: Nhận xét nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn văn trong văn bản?
A. Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho đoạn văn
B. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau
C. Làm cho hình thức của đoạn văn được cân đối
D. Cả A, B, C đều đúng
Chọn đáp án: D
Câu 13: Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau:
“Hiện nay, thói ích kỉ, tham lam vẫn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt, và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.
…, những vấn đề tác phẩm Nam Cao đặt ra, nói riêng xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn mang nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi.”
A. Tuy nhiên
B. Hơn nữa
C. Vì vậy
D. Mặt khác
Chọn đáp án: C
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 14, 15:
Tháp Ép – phen không những được coi là biểu tượng của Pari, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh, …
[…] điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.
(Theo Bàn tay và khối óc)
Câu 14: Điền từ thích hợp vào dấu […]:
A. Nhưng
B. Song
C. Tuy nhiên
D. Mặc dù vậy
Chọn đáp án: C
Câu 15: Từ liên kết còn thiếu ở dấu […] cần mang ý nghĩa liên kết về nội dung như thế nào?
A. Nối tiếp
B. Bổ sung
C. Tương phản
D. Nguyên nhân – kết quả
Chọn đáp án: C