Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền.
(Hoài Thanh)
Câu 1: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn ?
A. Cả một xã hội chạy theo tiền.
B. Quan lại vì tiền mà bất chấp công lí.
C. Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông.
D. Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác.
Chọn đáp án: A
Câu 2: Đoạn văn trên là đoạn văn diễn dịch. Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
Chọn đáp án: B
Câu 3: Đoạn văn trên trình bày lụân điểm gì ?
A. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội vô nhân đạo.
B. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội bất công.
C. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội chạy theo đồng tiền.
D. Xã hội trong Truyện Kiều là một xã hội vùi dập nhân tài.
Chọn đáp án: C
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có dân tộc thiểu số anh em tham gia. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Tống Duy Tân cũng được Cầm Bá Thước giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.
(Theo Nguyễn Quang Ninh)
Câu 4: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn ?
A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
B. Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có dân tộc thiểu số anh em tham gia.
C. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi.
D. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.
Chọn đáp án: B
Câu 5: Đoạn văn trên được triển khai theo kiểu gì ?
A. Song hành
B. Quy nạp
C. Diễn dịch
D. Tổng – phân – hợp
Chọn đáp án: C
Câu 6: Đoạn văn trên gồm có mấy luận cứ ?
A. Có 3 luận cứ
B. Có 4 luận cứ
C. Có 5 luận cứ
D. Có 6 luận cứ
Chọn đáp án: B
Câu 7: Các luận cứ trong đoạn văn trên có được sắp xếp theo một trình tự hợp lí để làm sáng rõ luận điểm hay không ?
A. Có B. Không
Chọn đáp án: A
Câu 8: Các luận cứ trên được sắp xếp theo một trình tự như thế nào ?
A. Theo trình tự diễn biến trước sau của sự việc.
B. Theo vai trò chính phụ của sự việc.
C. Theo sự phân bố của các địa điểm diễn ra sự việc.
D. Cả A, B, C đều sai.
Chọn đáp án: A
Câu 9: Đoạn văn sau được triển khai theo cách nào?
“Muốn học giỏi, đòi hỏi người học phải chăm chỉ, tự giác. Vì hiện nay lượng kiến thức nhiều, nếu chúng ta không thường xuyên học bài và làm bài tập sẽ không nắm được lý thuyết và các kỹ năng thực hành (…) Các bạn phải thấy việc tự giác học là một thú vui, cảm thấy sung sướng khi giải được một bài toán khó, khi viết được bài văn hay thì lúc đó học mới có hiệu quả.”
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Song hành
D. Tổng phân hợp
Chọn đáp án: A
Câu 10: Cho luận điểm: “Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.” Chúng ta có thể lựa chọn ý nào để triển khai luận điểm trên?
A. Học vẹt là học thuộc một cách máy móc, không cần hiểu.
B. Học mà không hiểu thì rất dễ quen và khó vận dụng những điều đã học vào thực tế, làm mất thời gian (công sức).
C. Học vẹt tạo thói quen lười suy nghĩ, mòn năng lực lực tư duy.
D. Cần học trên cơ sở hiểu, nhận thức đúng về đối tượng.
E. Tất cả các ý trên đều đúng.
Chọn đáp án: E