Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Câu 1: Muốn có kiến thức để giới thiệu một danh lam thắng cảnh chúng ta phải làm gì?
A. Trực tiếp tham quan danh lam thắng cảnh đó
B. Tra cứu tài liệu, sách vở về danh lam thắng cảnh đó
C. Học hỏi những người có hiểu biết về danh lam thắng cảnh đó
D. Cả A,B,C.
Chọn đáp án: D
Câu 2: Lời văn trong bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh cần:
A. Bay bổng nhẹ nhàng
B. Đa nghĩa
C. Biểu cảm
D. Chính xác và biểu cảm
Chọn đáp án: D
Câu 3: Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?
A. Phần mở bài
B. Phần kết bài
C. phần đầu tiên của đoạn văn giới thiệu Hồ Gươm
D. Cả A và C đều đúng
Chọn đáp án: D
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 7:
Ngôi tháp chính trong nhóm A ở Mĩ Sơn là một kiệt tác của nghệ thụât kiến trúc Chăm – pa (bị sập năm 1969 do bom Mĩ). Theo tài liệu đo vã của Pa-men-ti-ơ, tháp cao 24 m, thân vuông 10 x 10, có hai cửa hướng đông và hướng tây.
Mặt ngoài tháp có trang trí các trụ ốp và các hoa văn hình hoa lá uốn lượn rất đẹp mắt. Ngoài các cửa đi chính còn có các cửa giả với các vòm cuốn được tạo hình đặc sắc.
Bộ mái cũng được tạo hình gồm ba cấp thu nhỏ dần phía trên và kết thúc bằng chóp có trang trí hình cánh sen chạm khắc trên sa thạch.
Trang trí ở đế tháp hình học và các lá sen cùng với hình người và động vật (voi, chim thần Ga-ru-da,…)
Toàn bộ tháp có dáng vẻ đồ sộ nhưng thanh thoát, chạm khắc rất tinh tế, là một tác phẩm tiêu biểu trong kho tàng nghệ thuật kiến chúc Chăm-pa.
(Tháp cổ Chăm-pa)
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất nội dung chủ yếu của văn bản trên ?
A. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện lịch sử.
B. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện kinh tế.
C. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện kiến trúc.
D. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện văn hoá.
Chọn đáp án: C
Câu 5: Bố cục của văn bản trên gồm mấy phần ?
A. Hai phần C. Không rõ ràng
B. Ba phần D. Cả A, B, C đều sai
Chọn đáp án: B
Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất góc độ quan sát tháp cổ của người viết ?
A. Đứng ở bên ngoài nhìn vào.
B. Đứng ở bên trong nhìn ra.
C. Đứng ở trên đỉnh tháp nhìn xuống.
D. Đứng từ rất xa nhìn lại.
Chọn đáp án: C
Câu 7: Để viết được văn bản này, người viết cần có những kiến thức về tháp cổ Chăm-pa ở những phương diện nào ?
A. Phương diện lịch sử
B. Phương diện kiến trúc
C. Phương diện xã hội
D. Gồm cả A, B, và C
Chọn đáp án: D
Câu 8: Trong các đề bài sau, đề nào dùng để thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?
A. Thuyết Minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội
B. Thuyết minh về chiếc bút máy
C. Giới thiệu về món ăn truyền thống của dân tộc
D. Thuyết minh về cách làm một chiếc diều giấy
Chọn đáp án: A
Câu 9: Bố cục của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh gồm mấy phần ?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Chọn đáp án: B
Câu 10: Có ý kiến cho rằng bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh phải dựa trên cơ sở đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp. Điều này đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A