Bài 28

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1: Tác dụng của các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn nghị luận là gì ?

A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.

B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ chặt chẽ hơn.

C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.

D. Cả A, B, C đều sai.

Chọn đáp án: C

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ câu 2 đến câu 4 :

Bởi thế:

Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng,

Đồ nhút nhát Thạch, Thăng đêm đầu chữa cháy.

Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại,

Năm ấy tháng mười, Mộc Thạch chia đường từ Vân Nam tiến sang.

Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong.

Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực,.

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

Câu 2: Phương thức biểu đạt mà Nguyễn Trãi sử dụng trong đoạn trích trên là gì ?

A. Nghị luận + miêu tả      C. Nghị luận + biểu cảm

B. Nghị luận + tự sự      D. Tự sự + miêu tả.

Chọn đáp án: B

Câu 3: Trong đoạn trích trên tác giả kể lại sự việc gì ?

A. Sự tàn ác của giặc Minh đối với quân ta.

B. Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.

C. Các mưu sách tiêu diệt quân giặc của nghĩa quân Lam Sơn.

D. Sự thất trận liên tiếp, nặng nề và nhục nhã của giặc Minh.

Chọn đáp án: D

Câu 4: Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích sau là gì ?

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.

A. Liệt kê      C. Nhân hoá

B. So sánh      D. ẩn dụ

Chọn đáp án: A

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 10 :

… “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất, đư¬ợc cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hư¬ớng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư¬ khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn ph¬ương đất nư¬ớc; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vư¬ơng muôn đời.”

(Lí Công Uẩn – Chiếu dời đô)

Câu 5: Luận điểm được trình bày trong đoạn văn trên là gì?

A. Vẻ đẹp của thành Đại La – kinh đô cũ của nước ta.

B. Thành Đại La có nhiều thuận lợi, xứng đáng trở thành kinh đô bâc nhất.

C. Thành Đại La có những ưu thế hơn hẳn kinh đô Hoa Lư.

D. Thành Đại La có địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

Chọn đáp án: B

Câu 6: Trong đoạn văn trên, câu nào là câu chủ đề?

A. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng.

B. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.

C. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

D. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi.

Chọn đáp án: C

Câu 7: Đoạn văn trên được viết theo kiểu quy nạp, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Chọn đáp án: A

Câu 8: Tác giả đã sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm trên?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Lập luận

Chọn đáp án: A

Câu 9: Những thuận lợi của thành Đại La được nêu ở các khía cạnh nào?

A. Vị trí địa lí

B. Địa thế sông núi

C. Sự thuận tiện trong giao lưu và phát triển về mọi mặt

D. Gồm cả ý A, B, C

Chọn đáp án: D

Câu 10: Tác dụng của việc miêu tả những thuận lợi của thành Đại La?

A. Giúp cho người đọc hình dung được những vẻ đẹp cụ thể của thành Đại La.

B. Thuyết phục người đọc bằng cách giúp họ hình dung chi tiết những thuận lợi nhiều mặt của thành Đại La.

C. Giúp cho đoạn văn thêm dễ hiểu, do đó thu hút người đọc.

D. Giúp cho việc trình bày luận điểm của tác giả được chặt chẽ và logic hơn.

Chọn đáp án: B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 945

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống