Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Tác dụng của thành phần tình thái
A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu
B. Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
Chọn đáp án: C
Câu 2: Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?
A. Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)
B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người
C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: A
Câu 3: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?
A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.
B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!
C. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.
Chọn đáp án: B
Câu 4: Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?
A. Giận dữ
B. Buồn chán
C. Thất vọng
D. Đau xót
Chọn đáp án: D
Câu 5: Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tân cậy cao nhất?
A. Chắc là
B. Có vẻ như
C. Chắn hẳn
D. Chắc chắn
Chọn đáp án: D
Câu 6: Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu
Chọn đáp án: A
Câu 7: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá
B. Ồ, ngày mai là chủ nhật rồi
C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi pic-nic
D. Kìa, trời mưa
Chọn đáp án: C
Giải thích: Câu C có thành phần tình thái.
Câu 8: Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau:
1. Có vẻ như cơn bão đã đi qua
2. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con
3. Trời ơi, bên kia đường có một cây khô đã chết.
4. Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.
Chọn đáp án:
1. Thành phần tình thái (có lẽ)
2. thành phần tình thái (hình như)
3. Thành phần cảm thán (trời ơi
4. Thành phần cảm thán (không thể nào)