Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Câu 1: Y Phương là nhà thơ dân tộc ít người nào?
A. Thái
B. Tày
C. Chăm
D. Khme
Chọn đáp án: B
Câu 2: Bài thơ Nói với con được làm theo thể thơ gì?
A. Năm chữ
B. Lục bát
C. Tám chữ
D. Tự do
Chọn đáp án: D
Câu 3: Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
A. Tình yêu quê hương sâu nặng
B. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người
C. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương
D. Cả 3 ý trên
Chọn đáp án: D
Câu 4: Bài thơ Nói với con có giọng điệu như thế nào?
A. Sôi nổi, mạnh mẽ
B. Ca ngợi, hùng hồn
C. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương
D. Gồm cả 3 ý trên
Chọn đáp án: D
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng những đức tính tốt đẹp của người đồng mình?
A. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất khuất
B. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hi sinh
C. Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình, giàu chí khí
D. Thẳng thắn, trung thực, bền bỉ, dẻo dai
Chọn đáp án: C
Câu 6: Từ “nhỏ bé” trong câu thơ “Người đồng mình thô sơ da thịt- Chẳng có ai nhỏ bé đâu con” được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa thực
B. Nghĩa so sánh
C. Nghĩa cụ thể
D. Nghĩa ẩn dụ
Chọn đáp án: D
Câu 7: Cụm từ lên thác xuống ghềnh là:
A. Tục ngữ
B. Thành ngữ
C. Quán ngữ
D. Ca dao
Chọn đáp án: B
Câu 8: Người cha nói với đứa con về cội nguồn sinh dưỡng là gia đình và quê hương nhằm mục đích gì?
A. Nhắc nhở đứa con nhớ về cội nguồn sinh dưỡng (gia đình và quê hương)
B. Người cha muốn đứa con trân trọng, tự hào quê hương và tình cảm gia đình
C. Nhắc đứa con mạnh mẽ, kiên cường như truyền thống vượt khó của quê hương
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: D
Câu 9: Qua bài thơ Nói với con bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương thể hiện tình cảm ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 10: Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương, và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Chọn đáp án: A