200 Câu Trắc Nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 12 Có Đáp Án

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 12 Bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có đáp án, chọn lọc, học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng lớp 12.

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tính chất của nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam?

A. Của dân.

B. Do dân.

C. Vì dân.

D. Khoa học.

Đáp án: D

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân?

A. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến.

B. Phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại.

C. Củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu của Đảng, Nhà nước, nhân dân.

D. Thể chế hóa các chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Đáp án: A

Câu 3. Việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam không nhằm thực hiện mục đích nào dưới đây?

A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

C. Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. Giữ môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: D

Câu 4. Một trong những nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân là

A. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, tòa vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

B. giữ vững sự ổn định và phát triển của mọi hoạt động trong đời sống xã hội.

C. đấu tranh chống lại các hành động gây rối, phá hoại, lật đổ của các thế lực phản động.

D. giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản của mỗi gia đình và công dân.

Đáp án: A

Câu 5. Một trong những nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân là

A. bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, tòa vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

B. đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc và đời sống nhân dân.

C. đấu tranh chống lại các hành động gây rối, phá hoại, lật đổ của các thế lực phản động.

D. ngăn chặn, đánh bại mọi âm mưu và hành động “Diễn biến hòa bình” của thù địch.

Đáp án: C

Câu 6. Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được hiểu là

A. ý chí quyết tâm của nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

B. khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác nhằm củng cố quốc phòng, an ninh.

C. khả năng về khoa học và công nghệ có thể khai thác phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

D. khả năng về vật chất, tinh thần có thể huy động, phục vụ cho nhiệm vụ quân sự.

Đáp án: B

Câu 7. Tiềm lực kho học – công nghệ của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được hiểu là

A. ý chí quyết tâm của nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

B. khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác nhằm củng cố quốc phòng, an ninh.

C. khả năng về khoa học và công nghệ có thể khai thác phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

D. khả năng về vật chất, tinh thần có thể huy động, phục vụ cho nhiệm vụ quân sự.

Đáp án: C

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?

A. Là điều kiện vật chất đảm bảo cho sức mạnh quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

B. Là khả năng kinh tế của đất nước có thể khai thác nhằm củng cố quốc phòng, an ninh.

C. Là cơ sở vật của các tiềm lực khác (chính trị, khoa học – công nghệ, quân sự…).

D. Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự.

Đáp án: D

Câu 9. Tiềm lực nào dưới đây được coi là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh; ảnh hưởng trực tiếp đến khoa học quân sự?

A. Tiềm lực chính trị, tinh thần.

B. Tiềm lực quân sự – an ninh.

C. Tiềm lực khoa học – công nghệ.

D. Tiềm lực kinh tế.

Đáp án: C

Câu 10. Tiềm lực nào dưới đây được hỏi là: khả năng tiềm tàng về vật chất, tinh thần có thể huy động tạo thành sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, an ninh cho chiến tranh?

A. Tiềm lực chính trị, tinh thần.

B. Tiềm lực quân sự – an ninh.

C. Tiềm lực khoa học – công nghệ.

D. Tiềm lực kinh tế.

Đáp án: B

Câu 11. Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cần tập trung vào nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; nâng cao cảnh giác cách mạng.

B. Đảm bảo cơ sở vật chất cho quốc phòng, an ninh trong thời bình và thời chiến.

C. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

D. Xây dựng quân đội và công an theo hướng: cách mạng, chính quy, tinh huệ, hiện đại.

Đáp án: A

Câu 12. Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cần tập trung vào nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; nâng cao cảnh giác cách mạng.

B. Đảm bảo cơ sở vật chất cho quốc phòng, an ninh trong thời bình và thời chiến.

C. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

D. Xây dựng quân đội và công an theo hướng: cách mạng, chính quy, tinh huệ, hiện đại.

Đáp án: C

Câu 13. Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cần tập trung vào nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; nâng cao cảnh giác cách mạng.

B. Đảm bảo cơ sở vật chất cho quốc phòng, an ninh trong thời bình và thời chiến.

C. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

D. Xây dựng quân đội và công an theo hướng: cách mạng, chính quy, tinh huệ, hiện đại.

Đáp án: B

Câu 14. Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cần tập trung vào nhiệm vụ nào dưới đây?

A. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh; nâng cao cảnh giác cách mạng.

B. Đảm bảo cơ sở vật chất cho quốc phòng, an ninh trong thời bình và thời chiến.

C. Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

D. Thực hiện công tác giáo dục quốc phòng – an ninh với mọi đối tượng. 

Đáp án: D

Câu 15. Tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được biểu hiện ở

A. năng lực lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

B. khả năng phát triển khoa học, đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

C. cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động cho quốc phòng, an ninh.

D. khả năng duy trì và không ngừng phát triển của các lực lượng vũ trang.

Đáp án: A

Câu 16. Tiềm lực quốc phòng, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được biểu hiện ở

A. năng lực lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

B. khả năng phát triển khoa học, đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

C. cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động cho quốc phòng, an ninh.

D. khả năng duy trì và không ngừng phát triển của các lực lượng vũ trang.

Đáp án: D

Câu 17. Tiềm lực khoa học, công nghệ của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được biểu hiện ở

A. năng lực lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

B. nguồn dự trữ sức người, sức của ở thời bình khi chuyển sang thời chiến.

C. cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động cho quốc phòng, an ninh.

D. khả năng duy trì và không ngừng phát triển của các lực lượng vũ trang.

Đáp án: C

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biểu hiện của tiềm lực chính trị, tinh thần trong nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?

A. Năng lực lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

B. Ý chí quyết tâm của nhân dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động cho quốc phòng, an ninh.

D. Sự quả lí điều hành của nhà nước với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Đáp án: C

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biểu hiện của tiềm lực khoa học – công nghệ trong nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?

A. Năng lực lãnh đạo của Đảng với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

B. Khả năng phát triển khoa học, đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật có thể huy động phục vụ cho quốc phòng, an ninh.

D. Năng lực ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh.

Đáp án: A

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung khi xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?

A. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh ở các xã, phường trên cả nước.

B. Xây dựng phương án, triển khai lực lượng sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

C. Kết hợp chặt chẽ thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân.

D. Phân vùng chiến lược với quốc phòng, an ninh kết hợp với phân vùng kinh tế.

Đáp án: A

Câu 21. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh không thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng – an ninh.

B.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước.

C. Nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Quân sự hóa hệ thống trị, bộ máy lãnh đạo đất nước.

Đáp án: D

Câu 22. Trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, tiềm lực chính trị, tinh thần có vị trí như thế nào?

A. Là nhân tố cơ bản trong việc củng cố quốc phòng, an ninh.

B. Là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác (kinh tế, khoa học – công nghệ…).

C. Là nhân tố cơ bản tạo nên tiềm lực quốc phòng, an ninh.

D. Là điều kiện vật chất đảm bảo cho sức mạnh quốc phòng, an ninh.

Đáp án: C

Câu 23. Trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, tiềm lực khoa học – công nghệ có vị trí như thế nào?

A. Là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh.

B. Là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác (kinh tế, chính trị – tinh thần…).

C. Là nhân tố cơ bản tạo nên tiềm lực quốc phòng, an ninh.

D. Là điều kiện vật chất đảm bảo cho sức mạnh quốc phòng, an ninh.

Đáp án: A

Câu 24. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của Việt Nam không mang đặc điểm nào dưới đây?

A. Là nền quốc phòng, an ninh “của dân, do dân và vì dân”.

B. Được xây dựng nhằm mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng.

C. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân.

D. Chỉ được triển khai trên một lĩnh vực duy nhất là: quân sự.

Đáp án: D

Câu 25. Ở Việt Nam, đặc điểm vào của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được biểu hiện ở sự kết hợp giữa xây dựng con người có giác ngộ chính trị, có tri thức với vũ khí, trang bị kĩ thuật hiện đại?

A. Dân chủ.

B. Toàn diện.

C. Hiện đại.

D. Vì dân.

Đáp án: C

Câu 26. Xây dựng nền nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là trách nhiệm của

A. quân đội nhân dân và công an nhân dân.

B. cả hệ thống chính trị và toàn dân.

C. lực lượng vũ trang nhân nhân dân.

D. Đảng và nhà nước.

Đáp án: B

Câu 27. Nòng cốt của các lực lượng vũ trang ở Việt Nam là

A. quân đội nhân dân và công an nhân dân.

B. dân quân tự vệ và quân đội nhân dân.

C. công an nhân dân và dân quân tự vệ.

D. dân quân tự vệ và bộ đội chủ lực.

Đáp án: A

Câu 28. “Tạo được thế bố trí chiến lược thống nhất về phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, đảm bảo từng bước ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với tăng cường, củng cố quốc phòng” – đó là nội dung cần chú ý trong việc xây dựng tiềm lực nào dưới đây?

A. Tiềm lực chính trị, tinh thần.

B. Tiềm lực quân sự, an ninh.

C. Tiềm lực kinh tế.

D. Tiềm lực khoa học – công nghệ.

Đáp án: C

Câu 29. “Xây dựng quân đội và công an theo hướng: cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; nâng cao chất lượng tổng hợp, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở” – đó là nội dung cần chú ý trong việc xây dựng tiềm lực nào dưới đây?

A. Tiềm lực chính trị, tinh thần.

B. Tiềm lực quân sự, an ninh.

C. Tiềm lực kinh tế.

D. Tiềm lực khoa học – công nghệ.

Đáp án: B

Câu 30. “Xây dựng tình yêu quê hương đất nước, niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa” – đó là nội dung cần chú ý trong việc xây dựng tiềm lực nào dưới đây?

A. Tiềm lực chính trị, tinh thần.

B. Tiềm lực quân sự, an ninh.

C. Tiềm lực kinh tế.

D. Tiềm lực khoa học – công nghệ.

Đáp án: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1039

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống