Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Đề bài: Cảm nhận văn bản“Bố của xi-mông” của Guy-đơ Mô-pa-xăng.
A/ Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
– Vài nét về tác giả G. Mô- pa- xăng: Một nhà văn Pháp tài năng với gia tài văn chương đồ sộ
– Khái quát về đoạn trích Bố của Xi-mông: Đoạn trích là một phần của truyện ngắn Bố của Xi- mông, khắc họa thành công nét đẹp của các nhân vật Xi-mông, Blăng- sốt và Phi- líp
2. Thân bài
a. Nhân vật Xi-mông
– Là một đứa trẻ đáng thương: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại”, là đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc
– Ý nghĩa và hành động: Bỏ nhà ra bờ sông định tự tử.
– Tâm trạng: cảm giác uể oải, buồn bã vô cùng, chẳng nhìn thấy gì và chẳng nghĩ gì?
– Cử chỉ, hành động: Khóc, nức nở, khóc hoài
– Về nhà, nhìn thấy mẹ: – Nhảy lên ôm cổ mẹ, oà khóc
– Nói năng: ấp úng, ngắt quãng, không nên lời.
– Khi được bác Phi-líp nhận làm con: Kiêu hãnh, tự tin
+ Hết cả buồn.
+ Đưa con mắt thách thức lũ bạn.
⇒ Nghệ thuật miêu tả, so sánh ⇒ Đây là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu và đáng thương nhưng đồng thời Xi – mông cũng là đứa rất có nghị lực
b. Nhân vật Blăng- sốt
– Được giới thiệu: là một thiếu phụ, cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị.
– Sống cùng đứa con trai Xi-mông trong ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
– Thái độ với khách: đứng nghiêm nghị…như muốn cám đàn ông bước qua ngướng cửa.
– Nỗi lòng với con
+ Tái tê đến tận xương tuỷ, nước mắt lã chã tuôn rơi.
+ Lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn
⇒ Nghệ thuật miêu tả, tác giả đã cho thấy Blăng- sốt là một người thiếu phụ đẹp, đức hạnh, trót lỡ lầm
c. Nhân vật Phi – lip
– Được giới thiệu là một người :
+ Cao lớn, râu tóc quăn đen
+ Bàn tay chắc nịch, giọng ồm ồm.
– Khi gặp Xi-mông: Đặt tay lên vai em ôn tồn hỏi, nhìn em nhân hậu.
– Trên đường đưa Xi-mông về nhà nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị – “tự nhủ thầm”
– Hành động: Trò chuyện và nhận làm bố của Xi-mông
⇒ Nghệ thuật kể chuyện sinh động, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ đối thoại ⇒ Bác Phi-líp là người nhân hậu, giàu tình thương đã cứu sống Xi-mông, nhận làm bố của Xi-mông, đem lại niềm vui cho em.
3. Kết bài
– Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Nghệ thuật: miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật sắc nét.
– Nội dung: Nhắc nhở lòng thương yêu con người, bè bạn.
– Liên hệ bản thân
B/ Sơ đồ tư duy
C/ Bài văn mẫu
Cảm nhận Bố của Xi-mông – mẫu 1
Guy đơ Mô-pa-xăng (1850 – 1893) là nhà văn Pháp nổi tiếng thế giới. Tuy chỉ sống đến hơn bốn mươi tuổi nhưng ông đã sáng tác một khối lượng tác phẩm lớn gồm một số tiểu thuyết như Một cuộc đời (1883). Ông bạn đẹp (1885) và hơn ba trăm truyện ngắn. Các tác phẩm của ông phản ánh chân thực tình hình xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
Bài văn Bố của Xi-mông trích từ truyện ngắn cùng tên. Nội dung kể về chị Blăng-sốt bị một gã đàn ông lừa dối, sinh ra bé Xi-mông. Khi Xi- mông đi học, em bị đám học trò chế giễu là đứa con hoang không có bố. Xi- mông buồn tủi, lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết cho xong. Rất may, em gặp bác Phi-líp. Bác dẫn em về nhà với mẹ. Em muốn bác Phi-líp là bố và bác đã nhận lời. Nhưng bọn trẻ vẫn trêu chọc vì bác Phi-líp không phải là chồng của mẹ Xi-mông thì làm sao là bố của Xi-mông được?! Sau đoạn trích này, tác giả kể rằng vì thương Xi-mông mà bác Phi-líp đã cầu hôn với cô Blăng-sốt. Từ đó, Xi-mông có một người bố thật sự, chỗ dựa vững chắc của em trong cuộc đời. Nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng đã thể hiện rất sinh động diễn biến tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp. Qua đó, ông kín đáo nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương bạn bè, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, biết thông cảm và chia sẻ trước những nỗi bất hạnh hoặc lầm lỡ của người khác.
Bài văn chia làm 4 phần: Phân một: Từ đầu đến …mà chỉ khóc hoài: Nỗi buồn tủi và tuyệt vọng của cậu bé Xi-mông. Phần hai : Từ Bỗng một bàn tay… đến …một ông bố : Xi-mông gặp bác Phi-líp. Phần ba: Từ Hai bác cháu… đến …đi rất nhanh: Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà. Phần bốn: Còn lại: Ngày hôm sau ở trường.
Trong đoạn trích này có ba nhân vật chính là cậu bé Xi-mông, mẹ em là chị Blăng-sốt và bác thợ rèn Phi-líp. Ngoài ra còn có những nhân vật phụ là các bạn của Xi-mông và thầy giáo. Chúng ta sẽ phân tích nội đung bài văn theo từng nhân vật chính.Khi cất tiếng khóc chào đời, bé Xi-mông đã phải sống trong cảnh khổ sở, thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần nhưng lớn lên, nỗi đau không có bố mới thực sự dằn vặt cậu bé. Trong bài này không có chi tiết nào nói hình dáng của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết : Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại. Vẻ ngoài ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh sống và tính cách của một đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc. Xi-mông là đứa trẻ bất hạnh, nỗi đau không có bố lúc nào cũng day dứt làm cho trái tim nhỏ bé của em rớm máu. Nỗi đau đớn, tủi nhục thể hiện qua ý nghĩ và hành động của Xi-mông. Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì nỗi bất hạnh không có bố khiến em không thiết sống nữa. May mà cảnh vật thiên nhiên đẹp đẽ xung quanh khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ nên không dám làm điều dại dột. Xi-mông khóc cho vơi bớt nỗi tủi hờn: Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ . Nhưng em không đọc hết được vì những cơn nức nở lại kéo đèn, dồn dập, xốn xang choán ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.
Xi-mông đang trong tâm trạng chới với thì gặp bác Phi-líp. Nghe bác hỏi, em thổn thức không nói nên lời: Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố. Bác Phi-líp dẫn em về nhà. Gặp mẹ, em vừa mừng, vừa tủi: Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con… đánh con… tại con không có bố. Blăng-sốt, mẹ của Xi-mông vốn là một cô gái nhẹ dạ, cả tin nên đã bị phụ tình, khiến cho con trai mình không có bố. Thực ra, chị là người thật thà và từng là một trong những cô gái đẹp nhất vùng. Bản chất của chị thể hiện phần nào qua hình ảnh ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. Điều đó nói lên rằng chị tuy nghèo nhưng sống khá nề nếp. Nhìn thấy chị, bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối. Nghe con kể là bị các bạn đánh vì không có bố, đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi. Khi nghe con hỏi Phi-lip: Bác có muốn làm bố cháu không ? thì chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường hai tay ôm ngực.
Bác Phi-lip là một người thợ rèn cao lớn, rậm râu, tóc đen và quăn, vẻ mặt nhân hậu. Ngay từ lúc mới gặp Xi-mông, bác đă rất thương em. Bác đã đem đến cho cậu bé niềm hạnh phúc to lớn và bất ngờ. Bác gặp Xi-mông đúng lúc em đang tuyệt vọng, định nhảy xuống sông. Bác Phi-lip đã đem lại cho em niềm hi vọng bằng một câu khẳng định là muốn trở thành bố của em. Điều đó an ủi Xi-mông rất nhiều. Bác Phi-lip tốt bụng đã cứu Xi-mông ra khỏi tay thần chết.
Nhưng Xi-mông vẫn chưa được yên ổn học hành. Bọn trẻ vẫn tiếp tục làm cho em đau khổ vì “bố Phi-lip của em không phải là bố hẳn hoi, tức là không phải chồng của mẹ em. Ở đoạn tiếp theo, tác giả kể là bác Phi-líp vì thương cậu bé Xi-mông nên đã ngỏ lời cầu hôn với chị Blăng-sốt. Bác Phi-lip đến nhà chị Blăng-sốt, mong chị chấp thuận để bác trở thành ông bố hẳn hoi của Xi-mông. Từ đó, bé Xi-mông không bị đứa trẻ nào bắt nạt nữa. Bác thợ rèn nhân hậu đã giải thoát Xi-mông khỏi sự tủi hể đem lại niềm vui sựớng và tự hào cho cậu bé. Hành động của bác Phi-lip là một việc làm nhân đạo cao cả. Không chỉ đem lại niềm vui cho bé Xi-mông, bác Phi-lip còn mang lại hạnh phúc cho chị Blăng-sốt, mẹ của Xi-mông. Trong lời yêu cầu được làm một người bố hẳn hoi của Xi-mông, bác Phi-lip đã thể hiện thái độ trân trọng đối với chị Blăng-sốt. Chỉ qua những cuộc chuyện trò ngắn ngủi, bác Phi-lip đã nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của chị. Tuy rằng chị đã một lần lầm lỡ, dẫn đến hậu quả là cả hai mẹ con đều phải chịu đau buồn, nhưng chị chỉ đáng thương mà không đáng trách, vì bản tính chị không phải là người phóng túng, lẳng lơ. Bác thừa nhận chị là một phụ nữ tốt bụng, can đảm và nề nếp.
Để có thể đem lại hạnh phúc cho hai mẹ con cậu bé Xi-mông, bác Phi¬lip đã phải cố gắng rất nhiều để vượt qua những thành kiến cổ lỗ của người đời. Bác Phi-lip nhận thêm sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình từ những người thợ rèn tốt bụng để có thêm sức mạnh chống lại những quan niệm hẹp hòi về giá trị của người phụ nữ. Bác đã trở thành đại diện của sự công bằng và lòng nhân ái. Bác Phi-lip đã đem lại cho chị Blăng-sốt cơ hội làm một người vợ xứng đáng của một người đàn ông tử tế. Hơn thế, bác đã khẳng định giá trị nhân cách của chị. Đó là một hạnh phúc bất ngờ và to lớn đối với Blăng-sốt. Hành động đầy tình nhân ái của bác thợ rèn Phi-líp khiến cho câu chuyện kết thúc có hậu. Bác đã làm cho những người đau khổ được hạnh phúc và đem lại cho người đọc lòng tin vào con người và cuộc sống. Đó cũng chính là mục đích cao cả mà nhà văn G.Mô-pa-xăng đặt ra trong tác phẩm này.
Cảm nhận Bố của Xi-mông – mẫu 2
Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng thì tình phụ tử cũng rất đỗi đáng quý, thế nhưng có những đứa bé không sống trong tình cảm của cha ngay từ nhỏ. Những đứa bé ấy thật không may mắn. Đoạn trích bố của Xi Mông thể hiện rõ được hoàn cảnh của cậu bé Xi – mông đại diện cho những cậu bé thiếu vắng tình cảm của và bị bạn bè chế giễu.
Truyện có hai nhân vật cần phải phân tích đó là nhân vật bé Xi – mông và người đàn ông nhận bé làm con Phi líp và mẹ của bé là Blăng sốt. Trước hết là nhân vật bé Xi-mông. Khi em sinh ra em đã không biết cha mình là ai, em thường xuyên bị lũ bạn xấu trêu chọc vì không có bố. Em thậm chí còn phải đánh nhau với chúng, em căm tức chúng nhưng em vẫn tự ti vì mình không có bố. Em còn nghĩ đến cái chết khi hàng ngày cứ phải nghe những lời châm chọc của lũ bạn. Em tìm đến bên bờ sông để tự tử, cảnh vật nơi đây khiến cho nỗi lòng em vơi đi. Em đuổi bắt nhái và mìm cười nhưng đến khi nghĩ đến mẹ em lại khóc nức nở. Cơn nức nở kéo đến choáng lấy em. Xi –mông tuyệt vọng, đau khổ. Khi gặp bác Phi- líp thì nói trong tiếng nấc, ngẹn ngào không nên lời. Khi trở về nhà kể lại ý định tự tử của mình với mẹ, sau đó ngỏ ý muốn Phi líp làm bố của mình. Khi có bố em vui sướng hạnh phúc. Và ngày hôm sau đến trường, Xi-mông tự tin thách thức lại lũ bạn vì em đã có bố.
Nhân vật thứ hai là mẹ Blăng sốt. Cô là một cô gái đẹp trong vùng sống ngăn nắp đức hạnh nhưng vì một lần lầm lỡ mà khiến cho bé Xi mông sinh ra không có bố. Khi con nói về chuyện không có bố, cô cảm thấy đau đớn nhục nhã và hổ thẹn. Má ửng hồng, cảm giác tê tái và cô thương con mình. Khi bé Xi mông hỏi Philip về việc nhận làm cha, cô đau đớn nhục nhã tựa vào tường, im lặng, tay ôm ngực. Có thể nói cô là một người đáng thương cần được chia sẻ và cảm thông.Về nhân vật philip, anh là một người đàn ông cao lớn, bàn tay chắc nịch và râu tóc đen quăn. Anh nhìn Xi mông nhân hậu và quyết định đưa em về nhà. Trên đường về nhà em, anh nghĩ đến cô Blăng sốt và có ý xem thường rằng cô lầm lỡ một lần thì cũng có thể lầm lỡ lần nữa. Nhưng khi gặp Blăng sốt anh im lặng, e dè, ấp úng. Anh thay đổi cách nhìn về cô. Khi Xi mông muốn anh làm bố của nó, anh chấp nhận hôn vào má nó rồi bỏ đi rất nhanh.
Tóm lại qua tác phẩm, nhà văn muốn phản ánh một hiện thực xã hội, đó là định kiến xã hội về những người con gái không chồng mà có con, những đứa con không có bố bị xã hội khinh bỉ giễu cợt. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những người sẵn lòng chia sẻ và cảm thông cho số phận của những con người đáng thương ấy.
Cảm nhận Bố của Xi-mông – mẫu 3
Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng thì tình phụ tử cũng rất đỗi đáng quý, thế nhưng có những đứa bé không sống trong tình cảm của cha ngay từ nhỏ. Những đứa bé ấy thật không may mắn. Đoạn trích bố của Xi Mông thể hiện rõ được hoàn cảnh của cậu bé Xi – mông đại diện cho những cậu bé thiếu vắng tình cảm của và bị bạn bè chế giễu.
Truyện có hai nhân vật cần phải phân tích đó là nhân vật bé Xi – mông và người đàn ông nhận bé làm con Phi líp và mẹ của bé là Blăng sốt. Trước hết là nhân vật bé Xi-mông. Khi em sinh ra em đã không biết cha mình là ai, em thường xuyên bị lũ bạn xấu trêu chọc vì không có bố. Em thậm chí còn phải đánh nhau với chúng, em căm tức chúng nhưng em vẫn tự ti vì mình không có bố. Em còn nghĩ đến cái chết khi hàng ngày cứ phải nghe những lời châm chọc của lũ bạn. Em tìm đến bên bờ sông để tự tử, cảnh vật nơi đây khiến cho nỗi lòng em vơi đi. Em đuổi bắt nhái và mìm cười nhưng đến khi nghĩ đến mẹ em lại khóc nức nở. Cơn nức nở kéo đến choáng lấy em. Xi –mông tuyệt vọng, đau khổ. Khi gặp bác Phi- líp thì nói trong tiếng nấc, ngẹn ngào không nên lời. Khi trở về nhà kể lại ý định tự tử của mình với mẹ, sau đó ngỏ ý muốn Phi líp làm bố của mình. Khi có bố em vui sướng hạnh phúc. Và ngày hôm sau đến trường, Xi-mông tự tin thách thức lại lũ bạn vì em đã có bố.
Nhân vật thứ hai là mẹ Blăng sốt. Cô là một cô gái đẹp trong vùng sống ngăn nắp đức hạnh nhưng vì một lần lầm lỡ mà khiến cho bé Xi mông sinh ra không có bố. Khi con nói về chuyện không có bố, cô cảm thấy đau đớn nhục nhã và hổ thẹn. Má ửng hồng, cảm giác tê tái và cô thương con mình. Khi bé Xi mông hỏi Philip về việc nhận làm cha, cô đau đớn nhục nhã tựa vào tường, im lặng, tay ôm ngực. Có thể nói cô là một người đáng thương cần được chia sẻ và cảm thông.Về nhân vật philip, anh là một người đàn ông cao lớn, bàn tay chắc nịch và râu tóc đen quăn. Anh nhìn Xi mông nhân hậu và quyết định đưa em về nhà. Trên đường về nhà em, anh nghĩ đến cô Blăng sốt và có ý xem thường rằng cô lầm lỡ một lần thì cũng có thể lầm lỡ lần nữa. Nhưng khi gặp Blăng sốt anh im lặng, e dè, ấp úng. Anh thay đổi cách nhìn về cô. Khi Xi mông muốn anh làm bố của nó, anh chấp nhận hôn vào má nó rồi bỏ đi rất nhanh.
Tóm lại qua tác phẩm, nhà văn muốn phản ánh một hiện thực xã hội, đó là định kiến xã hội về những người con gái không chồng mà có con, những đứa con không có bố bị xã hội khinh bỉ giễu cợt. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những người sẵn lòng chia sẻ và cảm thông cho số phận của những con người đáng thương ấy.
Cảm nhận Bố của Xi-mông – mẫu 4
“Khó tìm thấy một nhà văn nào tinh tế, sâu sắc, đôn hậu với nhiêu nỗi day dứt vê con người như Guy đơ Mô-pa-xãng”. Nhà văn ấy, dù chỉ sống cuộc đời ngắn ngủi hơn bốn mươi năm nhưng đã để lại một khối lượng tác phẩm đổ sộ với nhiều thể loại, đặc biệt hơn cả là đóng góp về lĩnh vực truyện ngắn cho nền văn học Pháp và thế giới. Bố của Xi-mông với vẻ đẹp và sự ấm áp tình người.
Chính tình người, một tình cảm nhân đạo, tình yêu thương và lòng nhân ái giữa người với người đã tạo nên thành công cho tác phẩm. Được trích từ truyện ngắn cùng tên, Bố của Xi-mông có cốt truyện đơn giản, tất cả chỉ xoay quanh nỗi buổn và niềm vui của cậu bé Xi-mông, nhưng qua đó, biết bao nhân vật, bao tấm lòng đôn hậu đã vút lên sáng ngời, chị Blăng-sốt trong truyện này bị một người đàn ông lừa dối, sinh ra Xi-mông. Vì vậy, Xi- mông trở thành đứa trẻ không có bố trong mắt mọi người. Truyện bắt đấu khi Xi-mông khoảng bảy, tám tuổi, lẩn đẩu tiên đến trường bị đám học trò chế giễu là không có bố. Em buồn bực, lang thang đến bên bờ sông.Đoạn trích kể về những sự việc tiếp theo. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn con người. Đó là vẻ đẹp của lòng nhân hậu, sự hổn nhiên, lối sống nhân văn cao đẹp. Là tình người ấm áp trong khát khao tình cảm và sự che chở của bố ở Xi-mông; ấm áp trong lòng nghĩa hiệp và nhân hậu, thương người cùa bác Phi-líp.
Vẻ đẹp và sự ấm áp tình người trước hết được thể hiện trong khao khát tình cảm và sự che chở của cậu bé Xi-mông. Cậu đã rất buồn khi bị bạn bè trêu chọc, đánh cậu chỉ vì cậu không có bố. Trong tâm trạng ấy, dù cảnh vật bên bờ sông rất đẹp: “Trời ấm áp vô cùng. Ánh mặt trời êm đểm sưởi ấm bãi cỏ. Nước lấp lánh như gương” nhưng cũng chỉ giúp Xi-mông quên đi nỗi buồn một lát. Khi em nghĩ đến nhà, rổi em nghĩ đến mẹ, em “thấy buôn vô cùng” và em lại khóc. “Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hếtđược, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài”. Một đứa trẻ như Xi-mông, sau khi bị bạn bè trêu chọc đã rất buồn tủi và tuyệt vọng. Hành động quỳ xuống và đọc kinh là sự cầu nguyện có được cảm giác bình an từ chúa.
Nhưng em chẳng thể đọc hết được bởi nỗi cô đơn xâm chiếm. Trong khi các bạn khác may mắn có được sự yêu thương, săc sóc của cả bỗ lẫn mẹ thì em lại quá thiệt thòi, em chỉ có mẹ mà thôi. Chính trong hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp, thiếu đi tình thương của cha, lại bị bạn bè trêu chọc Xi-mông chạy đến bờ sông với suy nghĩ “muốn nhảy xuống sông cho chết đuối”. Chính lúc này, Xi-mông gặp được bác Phi-líp. Câu trả lời của em với bác như một sự khẳng định nỗi tuyệt vọng và bất lực của em. Câu trả lời ấy ngắt quãng với giọng nghẹn ngào trong tiếng nấc: “Chúng nó đánh cháu vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố.” Câu nói “cháu không có bố” mãi mới thốt ra được nhưng Xi-mông lại nhắc hai lần như tiếng nấc. Khi bác Phi-líp đưa Xi-mông trở về nhà, em không mừng rỡ mà đau đớn, buồn tủi hơn. Nỗi đau ấy bùng lên và vỡ ra cùng cử chỉ ôm lấy cổ mẹ, nhắc lại ý định tự tử của mình. Em khao khát có được tình yêu của bố, em ao ước được giống như những đứa trẻ khác, chúng đều có bố. Lòng khát khao có một người bố yêu thương và che chở đã thúc đẩy Xi-mông đưa ra lời đê’ nghị với bác Phi-líp. Em hỏi bác: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Chưa để bác trả lời, em đã nhắc lại ý định tự tử lúc ở bờ sông. Rất nhiều người cho rằng nó giống như muốn ép buôn bác Phi-líp nhưng với tâm hổn non nớt, trong sáng, Xi-mông đâu có nghĩ vậy, những gì em nói ra là cảm xúc rất chân thành. Dường như lúc đó, em đã đưa ra quyết định vô cùng nghiêm túc, nếu không có bố, em sẽ nhảy ngay xuống sông để thoát khỏi nỗi buồn bã, cô đơn, tuyệt vọng. Xuất phát từ khao khát ấy, khi được bác Phi-líp nhận lời, em rất vui vẻ: “Thế nhé, bác Phi-líp bác là bố cháu”. Lời khẳng định chắc nịch trong tâm trạng sung sướng, hạnh phúc ấy cho thấy lối tư duy rất trẻ con nhưng cũng vô cùng nghiêm túc và trịnh trọng.
Đối với Xi-mông có lẽ không gì tuyệt vời hơn là có một người bố. Và giây phút này chính là giây phút trọng đại nhất trong đời em, khi em cũng có bố như bao đứa trẻ khác, có một điểm tựa cho em niềm tin sắt đá để “đưa con mắt thách thức chúng”, và em “sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn bỏ chạy”. So với ngày thường hay chỉ mới hôm qua thôi, khi bị bạn bè trêu chọc, đùa cợt em chỉ biết khóc, cam chịu, chạy ra bờ sông với ý định tự tử thì hôm nay, thái độ và hành động của em đã khác hẳn. Em đã chủ động trả lời, “quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tèn là Phi-líp”. Trong câu trả lời niềm tự hào và hãnh diện không giấu giếm. Niềm tự hào và hãnh diện ấy xuất phát từ niềm tin về việc có một người bố. Chính điều đó cho em sức mạnh để sẵn sàng thách thức và chịu hành hạ chứ nhất định không chịu bỏ chạy, không chịu đầu hàng lũ bạn. Cũng chính điểu đó cho cậu bé Xi-mông sự kiên cường và lòng dũng cảm trước những lời trêu chọc. Là người đáng thương, đáng yêu, sinh ra trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh nhưng sự tình cờ của cuộc sống đã đem lại cho Xi-mông hạnh phúc, tiếp thêm sức mạnh cho em.. Qua nỗi buồn và niềm vui của Xi-mông, tấm lòng đôn hậu, nghĩa hiệp và thương người của bác thợ rèn Phi-líp cũng ngời sáng. Bác là người có “bàn tay chắc nịch” và “giọng nói Ồm Ồm”. Bác là “một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn”, chính bác đã hỏi thăm em lúc em đứng ở bờ sông và “nhìn em với vẻ nhân hậu”. Chỉ những chi tiết đầu tiên ấy thôi đã cho thấy bác Phi-líp là một người lao động chân chính, biết chia sẻ và cảm thông với những người bất hạnh. Không chỉ với Xi-mông, bác còn cảm thông với cả chị Blăng-sốt. Khi dắt tay đứa bé về nhà, bác đã mỉm cười, vì “bác chẳng khó chịu được đến gặp chị”. Đến khi đứng trước chị, “bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình”. Bác “e dè, ấp úng” và nể trọng chị. Chính vì thế, lời lẽ của bác khi nói chuyện với chị trở nên trang trọng hơn.
Tấm lòng đôn hậu của bác đã vượt lên những định kiến vô lí, tàn nhẫn, thô bạo. Xuất phát từ tấm lòng ấy, bác đã nhận lời làm bố của Xi-mông. Ban đầu đó cũng chỉ là sự đồng ý làm yên lòng một đứa trẻ: “Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa” nhưng sau đó, bằng tình yêu thương với Xi-mông và vẻ đẹp ấm áp tình người luôn cháy sáng trong trái tim mình, bác thực sự trở thành bố của em, bù đắp cho em những mất mát, từ hành động “nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má” cho đến niềm tin sắt đá của Xi-mông trong ngày hôm sau ở trường. Hơn thế nữa, về sau bác đã cẩu hôn chị Blăng-sốt vì bác muốn trở thành người bố thực sự của Xi-mông, bao bọc và che chở em. Cũng chính từ đó, em được yên ổn học hành và không còn bị ai trêu chọc, bắt nạt nữa. Lời cầu hôn của bác Phi-líp là một sự khẳng định nhân cách của chị Blăng-sốt. Vượt lên rào cản của những định kiến hẹp hòi, bác là hiện thân của công lí và lòng nhân ái, của người lao động thiện lương, chân chính, biết chia sẻ, cảm thông với người bất hạnh và dành tình yêu thương ấm áp cho cậu bé. Cùng với những vẻ đẹp ấm áp về tình người ấy, trái tim người đọc còn cảm nhận được vẻ đẹp từ chị Blăng-sốt, người trót lấm lỡ nhưng là một người mẹ rất mực thương con, một người phụ nữ nền nếp, trung hậu. “Chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng” nhưng bị lừa dối nên sinh ra bé Xi-mông và khiến cho Xi-mông trở thành đứa trẻ không có bố. Chị là người phụ nữ có hoàn cảnh thật đáng thương, vì “tuổi xuân đã lầm lỡ” mà giờ đầy chị phải sống trong áp lực của định kiến xã hội và những lời đồn đại.
Thế nhưng, vượt lên hoàn cảnh ấy, chị Blăng-sốt có một nghị lực sống phi thường. Chị có một “ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Ngôi nhà ngăn nắp, gọn gàng như chính con người chị đã khiến cho không ai có thể bỡn cợt được. Chị là một người mẹ yêu thương con bằng cả trái tim. Khi ôm bé Xi-mông vào lòng, đôi má chị “đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, chị ôm con, hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”. Đó là tình thương con của một người mẹ lầm lỡ, chị hổ thẹn, lặng ngắt, quằn quại trước nỗi tuyệt vọng của con trong khi chính chị, cũng là nạn nhân. Trước câu hỏi ngây thơ của con, chị dường như không thể đứng vững được nữa, chị “dựa vào tường, hai tay ôm ngực”. Chính đức hạnh, tình mẫu tử thiêng liêng trong con người chị đã khiến bác thợ rèn Phi-líp hiểu bản tính chị không phải là người lẳng lơ, phóng túng. Trong lần lẩm lỡ của tuổi trẻ, chị đáng thương hơn là đáng trách. Với vẻ nền nếp, trung hậu và tấm lòng yêu thương con hết mực chị là hiện thân của một người phụ nữ mẫu mực và là một người mẹ hiền lương.
Những vẻ đẹp ấm áp tình người ấy được nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng thể hiện bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc. Nhà văn đã tinh tế nhận ra và thể hiện sắc nét tâm trạng của ba nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt và bác thợ rèn Phi-líp, qua đó đê’ cập đến vấn đề tâm lí gia đình của con người, vai trò của bố trong cuộc đời con người. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy cũng được khắc họa trong Số phận con người, một truyện ngắn viết vê’ chiến tranh của nhà văn Nga M. Gorki. Truyện không kết thúc ở nỗi trầm buồn khi An-drầy đêm nào cũng “chiêm bao thấy người thân quá cố’ mà tái hiện cảnh mùa xuân, dòng sông, con đường,… khi An-drây nhận nuôi em bé mồ côi, khi hai con người xa lạ trở nên thân thiết. Dường như mỗi đứa trẻ khi “sống bên cạnh bố” để có được sức mạnh diệu kì để “khi đã lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường”. Hơn tất cả, tình cảm thể hiện ở cả hai tác phẩm không chỉ là tình phụ tử, mà còn là sự kết nối giữa những con người với con người trong tình yêu thương. Đổng thời, qua đó nhắc nhở chúng ta yêu thương bạn bè, mở rộng là tình yêu thương con người, sự đồng cảm và sẻ chia với những người bất hạnh, với những khổ đau và lỗi lầm của người khác.
Truyện ngắn Bố của Xi-mông đã khép lại trong câu hỏi đầy day dứt: “Ai có lỗi trong những đau khổ của Xi-mông?” Đó là câu hỏi mà có lẽ, nhiều năm sau nữa chúng ta cũng không thể trả lời cho đẩy đủ, toàn vẹn. Nhưng vẻ đẹp và sự ấm áp tình người trong tác phẩm sẽ luôn nhắc nhở mỗi chúng ta về tấm lòng nhân ái, yêu thương, cảm thông và chia sẻ để có thể giúp đỡ những người bất hạnh xung quanh và không vô tình gây ra khổ đau cho người khác.