Viết bài tập làm văn số 7: Nghị luận văn học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Đề bài: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

A/ Dàn ý chi tiết

I. Mở bài:

– Giới thiệu Cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

– Ví dụ:

Trong gia đình, thì mỗi gia đình sẽ có những thành viên khác nhau, có những điểm nổi bật khác nhau. Có gia đình làm nông, có gia đình làm giáo viên, có gia đình làm nhân viên hoặc các nghề khác. Trong gia đình bạn có thể ba, mẹ, ông bà, cháu, cậu, chú,…. Mọi người thân trong gia đình là một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có thể đối với ta một cách khác nhau, thể hiện tình cảm khác nhau. Một tình cảm rất thiêng liêng được thể hiện qua bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt đó là tình bà cháu. Bên cạnh tình bà cháu thiêng liêng thì bài thơ còn thể hiện hình ảnh bếp lửa rất nỗi bật.

II. Thân bài: Cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:

+ Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam

+ Bếp lửa rất gần gũi, thân thiện

+ Hình ảnh ngọn lửa ảo mộng được nhen nhóm vào lúc sương sớm rất mộng mị và ảo mộng

+ Hình ảnh bếp lửa rất gần gũi, thân thuộc và gắn bó với tuổi thơ

2. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa:

+ ấp iu, nồng đượm

+ niềm yêu thương

+ bếp lửa không thể dập tắt được trong lòng người cháu

+ bếp lửa là nơi ấp ủ tình bà cháu thiêng liêng

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa

B/ Bài văn mẫu

Cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa – mẫu 1

Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, hình ảnh người bà đã thôi thúc cho nhà thơ nguồn cảm xúc mãnh liệt, sôi sục để sáng tạo nên những vần thơ giản dị, ám ảnh đầy sức gợi của cảm xúc, cảm giác về tình cảm bà cháu thiêng liêng, về hình ảnh người bà tần tảo hi sinh, yêu thương đứa cháu nhỏ gắn liền với hình ảnh bếp lửa chập chờn sương sớm qua bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” ấp iu, nồng đượm một lần nữa làm tỏa sáng, và làm hồng lên toàn bộ cấu tứ trong mạch cảm xúc của nhà thơ.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa trong sương sớm, gắn liền với đôi tay chi chút, cần mẫn của người bà nhóm lửa:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Bếp lửa chờn vờn sương sớm, ấp iu được nhóm lên chắt chiu, cần mẫn và khéo léo bởi đôi tay gầy guộc, xương xương của người bà trong sớm hôm. Cụm từ “biết mấy nắng mưa” đã cho thấy sự vất vả, tần tảo, hi sinh sớm hôm của người bà cho sự đủ đầy, cho đứa cháu ấm lòng.

Không chỉ vậy bếp lửa thiêng liêng ấm áp ấy cũng là sự gắn liền với mùi khói hun nhèm mắt cháu. Bếp lửa ấy gắn liền với cuộc đời khốn khó, cơ cực của hai bà cháu, chính mùi khói cay đặc đã trở thành mùi vị quen thuộc của ấu thơ mà dù có xa quê, có đi khắp chân trời góc bể thì nó vẫn hun nhèm mắt cháu, cháu vẫn cứ bồi hồi, xúc động cay xè khi nhớ về nó. Vậy là bếp lửa không chỉ gắn liền với hình ảnh người bà ấp iu, chi chút mà còn là mạch dẫn để tác giả gợi nhớ về tuổi thơ, về những gì cay đắng, cơ cực mà yên ấm trong vòng tay yêu thương, chi chút của người bà. Nhớ bà, cũng chính là việc tác giả nhớ về hình ảnh bếp lửa gắn liền với trái tim nồng hậu, ấm áp của người bà hơn bao giờ hết. Người bà cũng là biểu tượng của người giữ lửa, nhóm lửa và truyền lửa thiêng liêng, bất diệt:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
 Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
 Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
 Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa.”

Bà là người nhóm lửa, nhóm ngọn lửa của yêu thương mà lòng bà luôn ủ sẵn để mong sưởi ấm cho cháu trong mọi hoàn cảnh. Bà nhóm ngọn lửa sưởi ấm cháu trong những lúc đói lòng, nhóm yêu thương ngọt bùi với xóm giềng, bà cũng là người nhóm dậy và thức dậy những gì tươi đẹp, hồn nhiên và trong sáng nhất của tuổi thơ cháu. Còn gì thiêng liêng cho bằng. trái tim và tình yêu thương của bà đã trở thành ngọn lửa bất diệt, thiêng liêng luôn rực sáng, soi đường chỉ lối trên mỗi bước chân của cháu. Nó thiêng liêng, bất diệt đến mức mà dù sau này, có đi xa, có lửa trăm nhà, có khói trăm tàu thì cuộc sống tiện nghi hiện đại ấy cũng không bằng ngọn lửa lòng bà, không ấm áp và ngọt bùi đắng cay như mùi khói hun nhèm mắt cháu. Nhưng tấm lòng người bà cũng đã được thể hiện xúc động và chân thực qua hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa ấy là nơi bà nhen nhóm lên những yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và những kí ức đẹp của tuổi thơ trong cháu. Ngọn lửa của bà như nguồn sáng mạnh mẽ, bất diệt để làm cháu tự tin, can đảm trên đường đời. Có thể nói, bếp lửa ấy không chỉ còn có hơi ấm, mà nó còn cả một trời sức mạnh, cả một biển yêu thương, một điểm tựa vững chắc và thiêng liêng của tuổi thơ. Để rồi cứ thổn thức, âm vang và ám ảnh mãi hình ảnh bếp lửa và đôi bàn tay chi chút, cẩn trọng của bà. Bếp lửa ấy của Bằng Việt giống như mảnh kí ức thiêng liêng, thầm kín mà dù có đi xa, quen với cuộc sống hiện đại, tiện nghi thì cũng không bao giờ cháu quên thổn thức sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa. Như thế, bếp lửa chính là sự hiện hữu thiêng liêng và cao cả của người bà, của sức mạnh và niềm tin bất diệt mà người cháu luôn khắc cốt ghi tâm.

 Bằng những hình ảnh thơ giản dị, xúc động và đầy tính thẩm mĩ, nhà thơ Bằng Việt đã tạo dựng nên chân dung người bà, người phụ nữ Việt Nam dũng cảm, kiên trung bằng tình yêu thương của mình sưởi ấm đứa cháu, vững lòng nơi hậu phương.

 

Cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa – mẫu 2

“Bếp lửa” là bài thơ tuyệt hay của Bằng Việt. Bài thơ đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ, nhưng đọc lúc nào, ta cũng cảm thấy hay, thấy xúc động kì lạ. Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết. Hình ảnh người bà đôn hậu, con chim tu hú, kỉ niệm vui, buồn thời thơ ấu,… và hình ảnh bếp lửa, tất cả cứ sống dậy trong tâm hồn ta. Hình ảnh bếp lửa thật đẹp và đầy ấn tượng vì bếp lửa là sự sống, là nguồn hạnh phúc gia đình, là tình thương con cháu của bà. Có bà mới có bếp lửa.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa . Các từ láy: “ấp iu, chờn vờn ” được sử dụng thất đắt, thật tài tình, vừa gợi tả ngọn lửa, vừa làm hiện lên người bà đang nhóm lửa:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

Có bếp lửa tất có khói. Bếp lửa nhà nghèo lắm khói. Bếp lửa thời tản cư, thời kháng chiến lại càng nhiều khói:

“Lên bốn tuổi cháu đã qua mùi khói…
 Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

Cháu đã sống trong lòng bà, đã được bà chăm chút yêu thương, “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Nhà nghèo, bố mẹ đi công tác xa, nên đã ‘Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Bếp lửa đã sưởi ấm tình thương, tình bà cháu. Cháu thương bà, cháu muốn được san sẻ cùng chim tu hú khi nghĩ về bếp lửa:

“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
 Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”.

Bà tần tảo, bà vất vả thức khuya dậy sớm để nhóm lửa, làm ngọn lửa, bếp lửa sáng lên, sưởi ấm hạnh phúc gia đình, thấm sâu tình thương vào tâm hồn con cháu. Nhờ thế mà sức sống, nguồn sống, nguồn vui hạnh phúc gia đình dai dẳng, bền bỉ, bất diệt.

Các động từ: nhen, ủ, chứa và hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa được tác giả dùng thật đắt, nói lên thật đẹp “niềm tin ” nếp sống đó:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… “

Càng về cuối giọng thơ càng trở nên bồi hồi, tha thiết. “Đời bà lận đận”, trải nhiều “mưa nắng” suốt mấy chục năm rồi, cho “đến tận bây giờ” bà “vẫn giữ thói quen dậy sớm” để nhóm bếp lửa, vì sự ấm no hạnh phúc của con cháu. ‘”‘Niềm yêu thương”, ”’‘khoai sắn ngọt bùi “, “nồi xôi gạo mới sẻ chung vui “, ”những tâm tình tuổi nhỏ”,… đều do bà “nhóm”. Điệp ngữ “nhóm” bốn lần cất lên làm sáng bừng vần thơ, làm sáng tâm hồn con cháu. Có thể nói đây là những câu thơ đẹp nhất nói về bà và hình ảnh bếp lửa:

“Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
 
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
 
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
 
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
 
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
 
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa”!

Người đọc cảm thấy cả một đàn con cháu đông vui đang ngồi xung quanh bà, xung quanh bếp lửa trong mái ấm hạnh phúc gia đình mỗi sáng mỗi chiều. Câu cảm thán cuối đoạn thơ như một tiếng reo cất lên của đứa cháu nhỏ, tiếng reo của ngọn lửa bập bùng trong bếp lửa được bà “nhen” lên và “ủ sẵn ” cả cuộc đời.

Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa luôn luôn gắn bó với người bà thương yêu. Dù đang sống và học tập ở phương xa, đứa cháu vẫn nhớ khôn nguôi người bà đôn hậu và bếp lửa ở quê nhà. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ làm cho nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa, nhớ gia đình, nhớ quê hương càng trở nên sâu lắng, thiết tha, bồi hồi:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
 
Có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
 
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
 
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Thơ ca dân tộc chưa có nhiều bài thơ viết về người bà kính yêu trong gia đình: Nguyễn Duy nói về bà ngoại qua bài thơ “Đò Lèn” với kí ức tuổi thơ thật cảm động. “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ cứ cuốn hút lấy tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Hình ảnh người bà thân thương và hình ảnh bếp lửa được tác giả nói đến vừa gần gũi thân quen, vừa thiêng liêng kì lạ. Tình cảm là nguồn sáng của tâm hồn, là sức sống của thi ca. “Bếp lửa ” quả có bao nguồn sáng và sức sống dào dạt như vậy.

Cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa – mẫu 3

Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những năm tháng xa quê hương ở nước ngoài, hình ảnh người bà đã thôi thúc cho nhà thơ nguồn cảm xúc mãnh liệt, sôi sục để sáng tạo nên những vần thơ giản dị, ám ảnh đầy sức gợi của cảm xúc, cảm giác về tình cảm bà cháu thiêng liêng, về hình ảnh người bà tần tảo hi sinh, yêu thương đứa cháu nhỏ gắn liền với hình ảnh bếp lửa chập chờn sương sớm qua bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” ấp iu, nồng đượm một lần nữa làm tỏa sáng, và làm hồng lên toàn bộ cấu tứ trong mạch cảm xúc của nhà thơ.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa trong sương sớm, gắn liền với đôi tay chi chút, cần mẫn của người bà nhóm lửa:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Bếp lửa chờn vờn sương sớm, ấp iu được nhóm lên chắt chiu, cần mẫn và khéo léo bởi đôi tay gầy guộc, xương xương của người bà trong sớm hôm. Cụm từ “biết mấy nắng mưa” đã cho thấy sự vất vả, tần tảo, hi sinh sớm hôm của người bà cho sự đủ đầy, cho đứa cháu ấm lòng.

Không chỉ vậy bếp lửa thiêng liêng ấm áp ấy cũng là sự gắn liền với mùi khói hun nhèm mắt cháu. Bếp lửa ấy gắn liền với cuộc đời khốn khó, cơ cực của hai bà cháu, chính mùi khói cay đặc đã trở thành mùi vị quen thuộc của ấu thơ mà dù có xa quê, có đi khắp chân trời góc bể thì nó vẫn hun nhèm mắt cháu, cháu vẫn cứ bồi hồi, xúc động cay xè khi nhớ về nó. Vậy là bếp lửa không chỉ gắn liền với hình ảnh người bà ấp iu, chi chút mà còn là mạch dẫn để tác giả gợi nhớ về tuổi thơ, về những gì cay đắng, cơ cực mà yên ấm trong vòng tay yêu thương, chi chút của người bà. Nhớ bà, cũng chính là việc tác giả nhớ về hình ảnh bếp lửa gắn liền với trái tim nồng hậu, ấm áp của người bà hơn bao giờ hết. Người bà cũng là biểu tượng của người giữ lửa, nhóm lửa và truyền lửa thiêng liêng, bất diệt:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa.”

Bà là người nhóm lửa, nhóm ngọn lửa của yêu thương mà lòng bà luôn ủ sẵn để mong sưởi ấm cho cháu trong mọi hoàn cảnh. Bà nhóm ngọn lửa sưởi ấm cháu trong những lúc đói lòng, nhóm yêu thương ngọt bùi với xóm giềng, bà cũng là người nhóm dậy và thức dậy những gì tươi đẹp, hồn nhiên và trong sáng nhất của tuổi thơ cháu. Còn gì thiêng liêng cho bằng. trái tim và tình yêu thương của bà đã trở thành ngọn lửa bất diệt, thiêng liêng luôn rực sáng, soi đường chỉ lối trên mỗi bước chân của cháu. Nó thiêng liêng, bất diệt đến mức mà dù sau này, có đi xa, có lửa trăm nhà, có khói trăm tàu thì cuộc sống tiện nghi hiện đại ấy cũng không bằng ngọn lửa lòng bà, không ấm áp và ngọt bùi đắng cay như mùi khói hun nhèm mắt cháu. Nhưng tấm lòng người bà cũng đã được thể hiện xúc động và chân thực qua hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa ấy là nơi bà nhen nhóm lên những yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và những kí ức đẹp của tuổi thơ trong cháu. Ngọn lửa của bà như nguồn sáng mạnh mẽ, bất diệt để làm cháu tự tin, can đảm trên đường đời. Có thể nói, bếp lửa ấy không chỉ còn có hơi ấm, mà nó còn cả một trời sức mạnh, cả một biển yêu thương, một điểm tựa vững chắc và thiêng liêng của tuổi thơ. Để rồi cứ thổn thức, âm vang và ám ảnh mãi hình ảnh bếp lửa và đôi bàn tay chi chút, cẩn trọng của bà. Bếp lửa ấy của Bằng Việt giống như mảnh kí ức thiêng liêng, thầm kín mà dù có đi xa, quen với cuộc sống hiện đại, tiện nghi thì cũng không bao giờ cháu quên thổn thức sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa. Như thế, bếp lửa chính là sự hiện hữu thiêng liêng và cao cả của người bà, của sức mạnh và niềm tin bất diệt mà người cháu luôn khắc cốt ghi tâm.

Bằng những hình ảnh thơ giản dị, xúc động và đầy tính thẩm mĩ, nhà thơ Bằng Việt đã tạo dựng nên chân dung người bà, người phụ nữ Việt Nam dũng cảm, kiên trung bằng tình yêu thương của mình sưởi ấm đứa cháu, vững lòng nơi hậu phương. Đồng thời khắc họa được hình tượng bếp lửa đầy tính thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật, góp phần làm nên con mắt thơ tinh tế, giàu mãnh cảm.

Cảm nhận hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa – mẫu 4

“Bếp lửa” là bài thơ tuyệt hay của Bằng Việt. Bài thơ đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ, nhưng đọc lúc nào, ta cũng cảm thấy hay, thấy xúc động kì lạ. Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết. Hình ảnh người bà đôn hậu, con chim tu hú, kỉ niệm vui, buồn thời thơ ấu,… và hình ảnh bếp lửa, tất cả cứ sống dậy trong tâm hồn ta. Hình ảnh bếp lửa thật đẹp và đầy ấn tượng vì bếp lửa là sự sống, là nguồn hạnh phúc gia đình, là tình thương con cháu của bà. Có bà mới có bếp lửa.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa . Các từ láy: “ấp iu, chờn vờn ” được sử dụng thất đắt, thật tài tình, vừa gợi tả ngọn lửa, vừa làm hiện lên người bà đang nhóm lửa:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

Có bếp lửa tất có khói. Bếp lửa nhà nghèo lắm khói. Bếp lửa thời tản cư, thời kháng chiến lại càng nhiều khói:

“Lên bốn tuổi cháu đã qua mùi khói…
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

Cháu đã sống trong lòng bà, đã được bà chăm chút yêu thương, “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Nhà nghèo, bố mẹ đi công tác xa, nên đã ‘Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Bếp lửa đã sưởi ấm tình thương, tình bà cháu. Cháu thương bà, cháu muốn được san sẻ cùng chim tu hú khi nghĩ về bếp lửa:

“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”.

Bà tần tảo, bà vất vả thức khuya dậy sớm để nhóm lửa, làm ngọn lửa, bếp lửa sáng lên, sưởi ấm hạnh phúc gia đình, thấm sâu tình thương vào tâm hồn con cháu. Nhờ thế mà sức sống, nguồn sống, nguồn vui hạnh phúc gia đình dai dẳng, bền bỉ, bất diệt.

Các động từ: nhen, ủ, chứa và hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa được tác giả dùng thật đắt, nói lên thật đẹp “niềm tin ” nếp sống đó:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… “

Càng về cuối giọng thơ càng trở nên bồi hồi, tha thiết. “Đời bà lận đận”, trải nhiều “mưa nắng” suốt mấy chục năm rồi, cho “đến tận bây giờ” bà “vẫn giữ thói quen dậy sớm” để nhóm bếp lửa, vì sự ấm no hạnh phúc của con cháu. ‘”‘Niềm yêu thương”, ”’‘khoai sắn ngọt bùi “, “nồi xôi gạo mới sẻ chung vui “, ”những tâm tình tuổi nhỏ”,… đều do bà “nhóm”. Điệp ngữ “nhóm” bốn lần cất lên làm sáng bừng vần thơ, làm sáng tâm hồn con cháu. Có thể nói đây là những câu thơ đẹp nhất nói về bà và hình ảnh bếp lửa:

“Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa”!

Người đọc cảm thấy cả một đàn con cháu đông vui đang ngồi xung quanh bà, xung quanh bếp lửa trong mái ấm hạnh phúc gia đình mỗi sáng mỗi chiều. Câu cảm thán cuối đoạn thơ như một tiếng reo cất lên của đứa cháu nhỏ, tiếng reo của ngọn lửa bập bùng trong bếp lửa được bà “nhen” lên và “ủ sẵn ” cả cuộc đời.

Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa luôn luôn gắn bó với người bà thương yêu. Dù đang sống và học tập ở phương xa, đứa cháu vẫn nhớ khôn nguôi người bà đôn hậu và bếp lửa ở quê nhà. Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ làm cho nỗi nhớ bà, nhớ bếp lửa, nhớ gia đình, nhớ quê hương càng trở nên sâu lắng, thiết tha, bồi hồi:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Thơ ca dân tộc chưa có nhiều bài thơ viết về người bà kính yêu trong gia đình: Nguyễn Duy nói về bà ngoại qua bài thơ “Đò Lèn” với kí ức tuổi thơ thật cảm động. “Bếp lửa” của Bằng Việt là một bài thơ cứ cuốn hút lấy tâm hồn tuổi thơ chúng ta. Hình ảnh người bà thân thương và hình ảnh bếp lửa được tác giả nói đến vừa gần gũi thân quen, vừa thiêng liêng kì lạ. Tình cảm là nguồn sáng của tâm hồn, là sức sống của thi ca. “Bếp lửa ” quả có bao nguồn sáng và sức sống dào dạt như vậy.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 953

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống