Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Đề bài: Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du bằng một bài văn.
A/ Dàn ý chi tiết
1. Mở bài: Giới thiệu về Nguyễn Du.
– Nguyễn Du nổi tiếng là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa mà cả thế giới biết đến.
– Ông có sự nghiệp văn học đồ sộ trong đó phải kể đến truyện Kiều cùng nhiều thể loại thơ chữ nôm và chữ Hán.
2. Thân bài
– Tóm tắt về cuộc đời của Nguyễn Du
+ Ông tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820) sinh ra tại Thăng Long.
+ Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có, truyền thống nghệ thuật, yêu văn chương.
+ Thời kì của ông đất nước có nhiều chuyển biến lớn và biến động trong xã hội.
+ Ông có tuổi thơ bất hạnh khi sớm mất cha mẹ, phải lang thang nhiều nơi trong xã hội nên am hiểu văn hóa nhân gian.
+ Nguyễn Du từng có thời gian đỗ đạt và làm quan triều Lê và Nguyễn. Ông liêm khiết, vô tư được nhiều người mến mộ.
– Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
+ Ông sáng tác thơ gồm có thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm có 2 tác phẩm tiêu biểu là “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”.
+ Thơ ông luôn phản ánh hiện thực cơ cực của tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đồng thời lý tưởng nhân đạo bênh vực nhân dân, những con người bị chèn ép trong xã hội xưa.
+ Ngôn ngữ trong tác phẩm của của ông trong sáng, tinh tế. Ông giúp thúc đẩy nền văn chương nước nhà phát triển, đặc biệt là sự đa dạng phong phú của tiếng việt.
+ Được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
3.Kết bài
– Nguyễn Du là một trong những thi sĩ góp công giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
– Ông xứng đáng là đại thi hài tài hoa trong nền văn học nước nhà.
B/ Sơ đồ tư duy
C/ Bài văn mẫu
Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du – mẫu 1
Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.
Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.
Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức tể tướng. Mẹ là một phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm đến chức thượng thư. Có thể nói, gia thế của Nguyễn Du thuộc hàng tôn quý bậc nhất thiên hạ, đời sống cũng vinh hoa không ai sánh bằng. nguyễn Du nhiều lần tho cha vào triều, chơi đùa và học tập cùng công chúa và hoàng tử. Thế nhưng, thời cuộc đổi thay, gia đình ông cũng bị sa sút dần rồi rơi vào loạn ly khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.Cuộc đời Nguyễn Du sớm gánh chịu nỗi đau thương, mất mát. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Lớn lên, làm quan, rồi chạy loạn, sống ẩn dật, sau lại ra làm quan triều Nguyễn. Khi cao sang tột bực, lúc cơ hàn cùng cực. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời và tính cách của Nguyễn Du. Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học hỏi, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khổ, nhiều con người và số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.
Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809). Tác phẩm có 2 tên: Một tên chữ Hán và một tên chữ nôm. Tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt một: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). Tên chữ nôm là Truyện Kiều: Tên nhân vật chính – Thuý Kiều (do nhân dân đặt).
Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm. Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Từ tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du chuyển thể câu chuyện văn xuôi thành thơ lục bát, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến bậc tuyệt hảo, khó ai sánh bằng. Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chói lọi của ngôn ngữ nghệ thuật.
Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ờ trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau. Trong khi kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng – cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên một lần nữa cứu vớt, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.
Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”. Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Bọn quan lại hủ bại, dối trời hại dân. Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo. Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biết bao tội ác. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.
Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm. Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã. Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ). Tác phẩm rất thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung. Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam.Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.
Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du – mẫu 2
Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận xét về tác giả Nguyễn Du và “Truyện Kiều” rằng “Tuy Nguyễn Du đã sáng tạo nhân vật Thúy Kiều nhưng Kiều lại có thật với Nguyễn Du, Nguyễn Du đã sống rất lâu trong tâm tình của Kiều, đã nhập vào Kiều làm một”, giúp ta thấy tuyệt tác “Truyện Kiều” ghi dấu tâm huyết, tài năng của thi nhân.
Đại thi hào Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên, tên chữ là Tố Như. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, giàu truyền thống khoa bảng. Cơn lốc lịch sử đạp đổ lầu son gác tía đẩy ông vào cuộc sống lay lắt, tha hương suốt mười lăm năm trời. Cuộc sống đó bóp nghẹt lí tưởng nhất quán khiến ông sống giữa cuộc đời như những người dân thường. Con người thanh liêm, sống thầm lặng, khinh bỉ quan lại chỉ biết lo vinh hoa phú quý, không lo gì đến việc dân, việc nước, nay lại trực tiếp chứng kiến nỗi khổ của nhân dân nên ông có con mắt nhìn đời thông suốt sáu cõi. Những va đập cuộc đời khiến thi sĩ đồng cảm sâu xa với mọi kiếp người đày đọa, tạo nên chiều sâu tư tưởng tác phẩm “ Truyện Kiều” sau này. Vốn hiểu biết uyên bác làm cơ sở để tuyệt tác “Truyện Kiều” trở thành một viên ngọc sáng trong văn học Việt Nam về giá trị nghệ thuật.
Mộng Liên Đường cho rằng: “Những lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”. Tác phẩm ban đầu mang tên “Đoạn trường tân thanh” nhưng nhân dân gọi là “Truyện Kiều”. Áng truyện thơ lấy nội dung từ tiểu thuyết “ Kim Vân Kiều truyện” nhưng những sáng tạo của đại thi hào là rất lớn. Câu chuyện nói về mười lăm năm lưu lạc, tủi nhục của nàng Kiều sau khi gia biến, bán mình chuộc cha và em. Chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp của Nguyễn Du biến một câu chuyện tình khổ thành khúc ca đớn đau, tri âm với kẻ bạc mệnh, những điều mắt thấy tai nghe trong xã hội bấy giờ cũng đi vào trang viết của thi sĩ. “ Truyện Kiều” ngợi ca tình yêu tự do và ước mơ công lí. Mối tình Kim- Kiều dám vượt lên những ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắt khe để thề nguyền cùng nhau, rung động đầu đời trong sáng, chân tình không chút vụ lợi. Hình ảnh nàng Kiều:
“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”
Còn khiến mỗi chúng ta ngạc nhiên bởi Nguyễn Du khuyến khích tinh thần chủ động ấy. Giữa phường gian trá, thi nhân khắc họa nhân vật Từ Hải không chỉ thể hiện ước nguyện xã hội công lí mà nhân vật phần nào phản ánh lí tưởng của thi sĩ từng bị giam hãm. Từ Hải là ngôi sao sáng bang qua cuộc đời Kiều, giúp nàng thực hiện màn báo ân, báo oán thích đáng. Đọc “Truyện Kiều” như vọng lại tiếng khóc đau thương cho thân phận con người. Nguyễn Du từng nói:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”
Người cho rằng: “Chữ tài liền với chữ tai một vần” nên xoay quanh đời Kiều- người con gái tài hoa luôn phải gánh chịu bao giông tố. Tiếng khóc xót xa cho mối tình đằm thắm Kim- Kiều “đứt gánh tương tư”, mối tình tri kỉ của Từ Hải và nàng Kiều. Giọt nước mắt đắng chát khi nhân phẩm bị chà đạp, thân xác con người bị đánh đập tàn nhẫn. Sâu xa hơn, tiếng kêu khóc vang lên đòi quyền sống cho con người trong nỗi đau nhân thế. Nguyễn Đình Thi nhận định: “Truyện Kiều” là ngọn roi sắt quất thẳng vào những sự bất công, độc ác, dối trá…”, có thể xem thi phẩm là bản cáo trạng đanh thép vạch trần sự mục ruỗng, thối nát của xã hội bấy giờ. Mọi tầng lớp đều bỉ ổi bị thế lực đồng tiền chi phối từ thằng bán tơ, lũ buôn thịt bán người như Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh, chức quan Hồ Tôn Hiến… Nguyễn Du bóc trần nhìn thẳng vào thực trạng, gọi tên những kẻ chà đạp lên quyền sống con người.
“Truyện Kiều” có sức sống trường tồn còn bởi những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Với học vấn uyên thâm, Nguyễn Du thành công xây dựng nhân vật sinh động, cá tính. Nàng Kiều không phải nhân vật minh họa mà nàng có đời sống nội tâm, lí tưởng cao đẹp của Từ Hải cũng được khắc tạc. Với thể thơ lục bát giàu truyền thống, đại thi hào biến một tiểu thuyết thành thơ vừa mộc mạc vừa trang nhã, cổ điển. Điểm nhìn trần thuật của tác giả cũng thay đổi linh hoạt, đặt vào từng nhân vật, khiến tác phẩm không khô khan. Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ bác học và dân gian tạo nên sức biểu cảm, sự trong sáng.
Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, ta không thể không nhớ tới áng thiên cổ kì bút “Truyện Kiều”. Ở đó hội tụ tất cả cái tài, tấm lòng và tầm vóc của thi nhân. Những giá trị đích thực của tác phẩm còn bất tử với nền văn học Việt Nam.
Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du – mẫu 3
Khi kể về những tác giả, tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam, chúng ta không thể nào không nói đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cùng tác phẩm “Truyện Kiều” của ông.
Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, cũng là người giỏi văn chương. Ông thi đỗ tiến sĩ và làm quan Tể tướng. Mẹ là bà Trần Thị Tân, người con gái Bắc Kinh cũng văn hay chữ tốt. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan từ dưới thời Lê Trịnh. Tuy gia cảnh xuất thân danh giá nhưng cuộc đời của ông toàn những nỗi đau. Năm 13 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống với Nguyễn Khản. Nhưng khi ông 15 tuổi, Nguyễn Khản bị khép tội mưu phản, ông lại phải nương nhờ nhà họ hàng xa.
Có thể nói cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử giai đoạn của thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đây là giai đoạn đầy biến động khi mà giai cấp cai trị thối nát, tham lam, không quan tâm nhân dân, họ chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đã khủng hoảng trầm trọng và những người dân khốn khổ lúc này đã nổi dậy đấu tranh và tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Trong cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc ở quê nội Hà Tĩnh, có lúc lại ở quê với Thái Bình. Không may khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, Nguyễn Du phải bất đắc dĩ làm quan. Trước khi ông phụng sự nhà Lê nên giờ đây, khi làm quan nhà Nguyễn ông lại rụt rè, ông được cử sang Trung Quốc hai lần nhưng lần hai vào năm 1820 chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế.
Nguyễn Du là một thiên tài văn học với nhiều tác phẩm có giá trị gồm ba tập thơ bằng chữ Hán gồm “Thanh Hiên Thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam Trung tạp ngôn” và tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”. Truyện Kiều tên trước kia là “Đoạn trường Tân Thanh” là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du có dựa trên truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn khi tác phẩm của ông được viết bằng thể thơ lục bát gồm 3254 câu thơ gồm ba giai đoạn: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ, truyện được tóm tắt như thế này.Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh trưởng trong gia đình trung lưu lương thiện họ Vương, nhà có ba chị em: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Trong một lần du xuân Kiều gặp gỡ Kim Trọng, họ đã yêu nhau, sau đó đi tới đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương để tang chú, gia đình Kiều gặp biến cố, Kiều phải bán thân chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Lần đầu, Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ, nhưng nàng bị Hoạn Thư đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh nhưng lại rơi vào tay Bạc Hà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần hai. Tại đây Kiều gặp Từ Hải – một anh hùng “đội trời đạp đất” chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng, Kiều bị ép lấy viên quan thổ quan. Nhục nhã, đau đớn nàng nhảy xuống sông Tiền. Nàng được sư Giác Duyên cứu và Thúy Kiều đi tu. Kim Trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn không quên được Kiều, chàng đi tìm. Gặp được sư Giác Duyên nhờ đó mà gặp được Kiều. Hai người đoàn tụ nhưng duyên đôi lứa cũng đã hết.
Có thể nói đây là một tuyệt tác với nội dung sâu sắc cùng nghệ thuật thành công. Đây là một bức tranh của một xã hội tàn bạo bất công, chà đạp lên những con người nghèo khó, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó lên án các thế lực xấu xa. Đồng thời đề cao vẻ đẹp ngoại hình, tài năng cùng nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người về tự do hạnh phúc, chân lý.Nguyễn Du là một nhà thiên tài văn học, doanh nhân, văn hóa, nhà nhân chủ nghĩa có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền văn học Việt nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi trong lòng người đọc, sống mãi với dân tộc.
Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du – mẫu 4
Nhắc đến “Truyện Kiều” là nhắc đến một trong những tác phẩm đồ sộ và có giá trị văn học xuyên suốt nền văn học dân tộc. Đây cũng là một trong những tác phẩm được biên dịch ra rất nhiều thứ tiếng của đại thi hào Nguyễn Du.
Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820. Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha của ông là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ và từng làm đến chức Tể tướng. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cùng từng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX. Đây là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, và trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 – 1796) rồi về ở ẩn tại quê nội là Hà Tĩnh (1796 – 1802). SAu khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ. Năm 1813 – 1814, ôn được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, ông bị bệnh, mất tại Huế.
Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm. Một số tác phẩm như: Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục; Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)… “Truyện Kiều” của ông được lấy cảm hứng từ “Kim Vân Kiều” truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đời nhà Thanh Trung Quốc. Cả tập thơ gồm có 3254 câu thơ lục bát và được xếp vào những kiệt tác áng thơ số một của nền thơ ca Việt Nam. Cốt truyện xoay quanh một gia đình Vương Viên ngoại đời Minh Trung Quốc. Vương Viên ngoại sinh được 3 người con là: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đều được xem là những chuẩn mực về cái đẹp. Thúy Kiều được coi là một trong mỹ nhân với tài sắc vẹn toàn khiến “hoa ghen, liễu hờn”, không những thế tài sắc cũng hơn người “ thông minh vốn sẵn tính trời”. Nhân ngày hội Đập Thanh, Thúy Kiều với em gái đi chơi xuân và vô tình gặp Kim Trọng.
Mối tình Kim – Kiều chớm nở “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cả hai hứa hẹn thề nguyền dưới trăng “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Sau đó Kim Trọng phải về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Thúy Kiều gặp tai biến. Không còn cách nào Kiều đành phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Thúy Kiều quỳ xuống xin em gái Thúy Vân hãy thay mình tiếp nối chuyện tình với Kim Trọng. Rồi theo Mã Giám Sinh về Lâm Truy. Tuy nhiên Kiều đã mắc lừa Sở Khanh bị Tú Bà bắt tiếp khách ở lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen, Kiều bỏ trốn khỏi nhà và rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh bắt đầu cuộc đời trôi nổi ở lầu xanh lần hai. Tại đây, Kiều được Từ Hải cứu và thành vợ Từ Hải. Kiều bắt đầu báo ân báo oán. Sau đó Kiều và Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết còn Kiều bị bắt gả cho viên thổ quan. Không chịu được tủi nhục Kiều nhảy xuống sông Từ Đường tự tử nhưng được cứu rồi đi tu.Về phần Kim Trọng khi đoạn tang chú quay lại đã nên duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan đỗ làm quan.
Cả gia đình sống ở Tiền Đường và may mắn gặp sư vãi Giác Duyên người đã cứu Thúy Kiều và gặp lại nàng tại ngôi chùa nàng đang đi tu. Cả gia đình gặp nhau sau 15 năm lưu biệt đoạn trường. Kim Trọng có ý muốn nối duyên với Kiều nhưng nàng từ chối.Có thể nói đây là một tập truyện có giá trị nội dung nghệ thuật sâu sắc. Về nội dung nó nhằm tố cáo lên án xã hội phong kiến thối nát, với đại diện là những thế lực tàn bạo dã man đã chà đạp lên quyền sống và quyền khát vọng hạnh phúc của con người. Đồng thời nó còn lên án sức mạnh tàn bạo của đồng tiền có thể vò nát bản chất con người.Về giá trị nhân đạo nó là tiếng lòng xót thương cho những kiếp người nhỏ bé. Về số phận long đong lận đận của Thúy Kiều. Đồng thời nó là khát vọng về tình yêu hạnh phúc sự công bằng và quyền sống của con người.Về nghệ thuật đây chính là một trong những tác phẩm thể hiện sự tài ba của Nguyễn Du. Ông đã tạo nên một tình huống cốt truyện đầy đặc sắc. Xây dựng nhân vật đầy tài tình. Đồng thời thể hiện mạch thơ rất lôi cuốn liền mạch.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các điển tích điển cố với ca dao tục ngữ tạo nên một sự mượt mà và hấp dẫn cho hơn 3000 câu thơ. Và đến tận ngày nay nó vẫn xứng đáng là một trong những tập thơ kinh điển của văn học Việt Nam.Truyện Kiều là một điểm sáng của văn học Việt Nam. Nó chính là một trong những tác phẩm có sức sống bền bỉ với thời gian và đem tên tuổi Nguyễn Du vượt ra khỏi biên giới trong nước và vươn lên tầm thi hào của thế giới. Về nghệ thuật tác phẩm thể hiện sự tài ba của Nguyễn Du đã tạo nên tình cốt truyện đầy đặc sắc và xây dựng nhân vật đầy tài tình. Đồng thời thể hiện mạch thơ lôi liền mạch. Sự kết hợp nhuần nhuyễn điển tích và điển cố với ca dao tục ngữ tạo nên mượt mà hấp dẫn cho 3000 câu thơ. Và đến tận ngày xứng đáng tập thơ kinh điển văn học Việt Nam. Truyện Kiều là điểm sáng văn học Việt Nam. Tác phẩm có sức sống bền bỉ với thời gian đem tên tuổi Nguyễn Du vượt khỏi biên giới nước vươn lên tầm thi hào giới kinh điển văn học Việt Nam Truyện Kiều điểm sáng văn học Việt Nam.
Tác phẩm có sức sống bền bỉ với thời gian đem tên tuổi Nguyễn Du vượt khỏi biên giới nước vươn lên tầm thi hào thế giới. Về giá trị nhân đạo tiếng lòng xót thương cho kiếp người nhỏ bé. Về số phận long đong lận đận của Thúy Kiều đồng thời khát vọng tình yêu hạnh phúc công quyền sống người. Về nghệ thuật tác phẩm thể hiện những năm tháng lưu biệt đoạn trường Kim Trọng và có ý muốn nối duyên với Kiều và nàng đã từ chối. Có thể nói tập truyện có giá trị nội dung nghệ thuật sâu sắc về nội dung nhằm tố cáo lên án xã hội phong kiến thối nát.