Chương 5: Sinh sản sinh dưỡng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 5

Câu 1. Khi đặt một mảnh lá vào đất ẩm trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp thì lá của cây nào dưới đây có thể mọc ra những cây non ?

A. Thuốc bỏng      B. Trầu không

C. Bưởi      D. Hồng

Đáp án: A

Giải thích: Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm ướt sẽ mọc thành các cây mới – Hình 26.4 – SGK trang 87.Giải thích: Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm ướt sẽ mọc thành các cây mới – Hình 26.4 – SGK trang 87.

Câu 2. Cây nào dưới đây không có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ?

A. Tre      B. Gừng

C. Cà pháo      D. Sen

Đáp án: C

Giải thích: Một số cây có thể phát triển thành cây mới trong điều kiện có độ ẩm tạo các cây mới từ các bộ phận như rễ, thân, lá, gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. VD: cây bỏng, rau má, giềng…

Câu 3. Cây nào dưới đây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ ?

A. Chuối      B. Mồng tơi

C. Xoài      D. Cỏ tranh

Đáp án: D

Giải thích: Cây con mọc từ cây mới bằng thân rễ như: rau má, cỏ tranh…

Câu 4. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng gì ?

A. Lá      B. Rễ củ

C. Thân củ      D. Thân rễ

Đáp án: B

Giải thích: Từ củ khoai lang sẽ mọc nên cây mới, người ta gọi là thân củ – Hình 26.3 trang 87

Câu 5. Cây nào dưới đây có hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên khác với những cây còn lại ?

A. Nghệ      B. Trúc

C. Sắn      D. Dong ta

Đáp án: C

Giải thích: Cây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân, rễ, lá: nghệ, trúc, dong ta. Cây sinh sản do con người cắt 1 đoạn cành giâm xuống đất ẩm mọc thành cây: sắn, rau ngót.

Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản sinh dưỡng ?

A. Sinh sản bằng thân rễ

B. Sinh sản bằng lá

C. Sinh sản bằng hạt

D. Sinh sản bằng rễ củ

Đáp án: C

Giải thích: Sinh sản sinh dưỡng là mọc các cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá – SGK trang 88.

Câu 7. Khi diệt cỏ dại, chúng ta cần lưu ý điều gì ? Vì sao ?

A. Ngắt bỏ hết lá vì cỏ dại thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.

B. Nhổ bỏ tận gốc vì cỏ dại thường phát tán rất nhanh nhờ quá trình sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.

C. Cắt sát gốc vì cỏ dại không có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và tốc độ tăng trưởng của chúng thì cực chậm.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Đáp án: B

Giải thích: Cỏ dại sinh sản bằng thân rễ, chúng phát tán rất nhanh, vì vậy, khi nhổ cỏ cần nhổ tận gốc để diệt hết cỏ dại.

Câu 8. Cây rau má sinh sản sinh dưỡng bằng

A. rễ củ.      B. thân rễ.

C. thân bò.      D. thân củ.

Đáp án: C

Giải thích: Rau má sinh sản sinh dưỡng bằng thân bò – Hình 26.1 trang 87.

Câu 9. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật đều có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ ?

A. Cam, na

B. Cau, mía

C. Cỏ gấu, tre

D. Riềng, chuối

Đáp án: C

Giải thích: Các loài thực vật sinh sản sinh dưỡng bằng thân rễ: cỏ gấu, tre…

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Cây khoai tây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ

B. Cây chuối sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng rễ củ.

C. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân rễ.

D. Cây bí đỏ sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng lá.

Đáp án: A

Giải thích: Sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ: Khoai tây, …; bằng rễ củ: gừng, giềng…; bằng thân rễ: rau má, cỏ tranh…; bằng lá: lá bỏng…

Câu 11. Để rút ngắn thời gian thu hoạch, người thường trồng khoai lang theo hình thức nào dưới đây ?

A. Trồng bằng củ

B. Giâm cành

C. Chiết cành

D. Ghép cành

Đáp án: B

Giải thích: Người ta thường trồng khoai lang theo hình thức giâm cành. Giâm cành là lấy 1 đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm vào đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

Câu 12. Phương pháp chiết cành không được áp dụng đối với loại cây nào dưới đây ?

A. Dừa      B. Nhãn

C. Na      D. Ổi

Đáp án: A

Giải thích: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng cây mới. Người ta thường chiết cành cho 1 số cây ăn quả để rút ngắn thời gian được thu hoạch. VD: cam, chanh, ổi, quất…

Câu 13. Cho các thao tác sau :

1. Lựa chọn một cành khoẻ, không bị sâu bệnh

2. Đắp bầu đất bao quanh phần thân bị lột vỏ

3. Khi bầu đất xuất hiện rễ thì cắt cành đem đi trồng

4. Lột bỏ một khoanh vỏ trên cành vừa chọn

Em hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự sớm muộn trong quy trình chiết cành.

A. 1 – 2 – 4 – 3

B. 1 – 4 – 2 – 3

C. 1 – 2 – 3 – 4

D. 1 – 4 – 3 – 2

Đáp án: B

Giải thích: Hình 27.2 trang 89.

Câu 14. Trong các phương pháp nhân giống cây trồng dưới đây, phương pháp nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất ?

A. Giâm cành

B. Chiết cành

C. Ghép cây

D. Nhân giống vô tính

Đáp án: D

Giải thích: Phương pháp cho hiệu quả kinh tế cao: nhân giống vô tính trong ống nghiệm. Đây là phương pháp tạo nhiều cây con từ 1 mô có các đặc điểm giống tế bào mẹ ban đầu. Phương pháp này dùng để ứng dụng trong việc nhân nuôi giống quý hiếm, bảo tồn các giống đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Câu 15. Phương pháp nhân giống nào dưới đây sẽ cho ra cây giống mang đặc điểm di truyền của hai cá thể khác nhau ?

A. Nhân giống vô tính

B. Giâm cành

C. Ghép cây

D. Chiết cành

Đáp án: C

Giải thích: Ghép cây là đem cành ghép hay mắt ghét của cây này ghép vào cây khác cùng loại (gốc ghép) để cho cành ghét hay mắt ghép tiếp tục phát triển.

Câu 16. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : … là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

A. Ghép cành

B. Giâm cành

C. Chiết cành

D. Nhân giống vô tính

Đáp án: C

Giải thích: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới – SGK trang 91.

Câu 17. Cây mía thường được trồng bằng

A. một mảnh lá.      B. phần ngọn.

C. rễ củ.      D. phần gốc.

Đáp án: B

Giải thích: Cây mía thường được trồng bằng phần ngọn.

Câu 18. Cây nào dưới đây thường được trồng bằng cách chiết cành ?

A. Tía tô      B. Rau đay

C. Bưởi      D. Gấc

Đáp án: C

Giải thích: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng cây mới. Người ta thường chiết cành cho 1 số cây ăn quả để rút ngắn thời gian được thu hoạch. VD: cam, chanh, ổi, quất…

Câu 19. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Khi …, chúng ta cần chọn những cành có mắt và chồi to khoẻ vì mắt và chồi được xem là các điểm sinh trưởng của cành, từ mắt có thể đâm ra các rễ giúp cành hút nước và muối khoáng, từ chồi sẽ mọc lên các mầm non, giúp cành lớn lên và phát triển thành cây con.

A. giâm cành      B. chiết cành

C. ghép gốc      D. trồng cây

Đáp án: A

Giải thích: Khi giâm cành, chúng ta cần chọn những cành có mắt và chồi to khoẻ vì mắt và chồi được xem là các điểm sinh trưởng của cành, từ mắt có thể đâm ra các rễ giúp cành hút nước và muối khoáng, từ chồi sẽ mọc lên các mầm non, giúp cành lớn lên và phát triển thành cây con – SGK trang 91, Hình 27.1 – SGK trang 89.

Câu 20. So với việc trồng cây bằng củ thì trồng cây bằng một đoạn thân/cành có lợi thế nào sau đây ?

A. Hạn chế tối đa ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh

B. Rút ngắn được thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây giống.

C. Cải thiện năng suất cây trồng

D. Giảm lượng phân bón cần cung cấp cho cây

Đáp án: B

Giải thích: Khi trồng cây bằng một đoạn thân/cành có thể rút ngắn được thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây giống.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1155

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống