Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 30: Thụ phấn
Câu 1. Hoa tự thụ phấn là
A. hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó.
B. hoa có hạt phấn rơi vào đậu nhuỵ của một hoa khác cùng cây.
C. hoa có các hạt phấn tự thụ phấn cho nhau.
D. hoa có hạt phấn từ nhuỵ rơi vào đầu nhị của chính nó.
Đáp án: A
Giải thích: Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó – Hình 30.1 – SGK trang 99.
Câu 2. Hoa tự thụ phấn
A. có thể là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính.
B. luôn là hoa lưỡng tính.
C. luôn là hoa đơn tính.
D. phần lớn là hoa lưỡng tính, một số ít là hoa đơn tính.
Đáp án: B
Giải thích: Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó, hoa tự thụ phấn luôn là hoa lưỡng tính – SGK trang 99.
Câu 3. Hoa giao phấn bao gồm những đối tượng nào ?
A. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính cùng gốc
B. Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính khác gốc
C. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín cùng lúc
D. Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị, nhuỵ chín không cùng lúc
Đáp án: D
Giải thích: Hoa giao phấn là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc, sự thụ phấn của chúng buộc phải thực hiện giữa các hoa – SGK trang 99.
Câu 4. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm nào sau đây ?
A. Hạt phấn to, có gai.
B. Đầu nhuỵ có chất dính
C. Tràng hoa có màu sắc sặc sỡ và toả ra mùi thơm, có đĩa mật
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
Giải thích: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính – SGK trang 100.
Câu 5. Hoa thụ phấn nhờ gió có một số dấu hiệu điển hình để nhận biết, dấu hiệu nào dưới đây không nằm trong số đó ?
A. Đậu nhuỵ có chất dính
B. Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
C. Bao hoa thường tiêu giảm
D. Hạt phấn nhỏ và nhẹ
Đáp án: A
Giải thích: Thụ phấn nhờ gió thường có hoa nằm ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; đầu nhụy thường có lông dính. Trong đó, đặc điểm đầu nhụy có chất dính không phải là dấu hiệu điển hình do thụ phấn nhờ sâu bọ và thụ phấn nhờ gió đều có.
Câu 6. Những cây có hoa nở về đêm thường có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Toả ra mùi hương ngọt ngào, đặc biệt quyến rũ
C. Có màu trắng nổi bật để sâu bọ dễ nhận biết
D. Có đĩa mật để níu chân sâu bọ
Đáp án: A
Giải thích: Những cây nở hoa vào ban đêm thường có các đặc điểm: hoa thường có màu trắng; có mùi hương thơm; có đĩa mật…
Câu 7. Mỗi hoa lưỡng tính thường có bao nhiêu nhuỵ ?
A. 5 B. 3
C. 2 D. 1
Đáp án: D
Giải thích: Hoa lưỡng tính chỉ có 1 nhụy.
Câu 8. Cây nào dưới đây thụ phấn chủ yếu nhờ sâu bọ ?
A. Phi lao B. Nhài
C. Lúa D. Ngô
Đáp án: B
Giải thích: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm: màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính. VD: hoa nhài, hoa bưởi, hoa vải…
Câu 9. Cây nào dưới đây không thụ phấn nhờ sâu bọ, cũng không thụ phấn nhờ gió ?
A. Mướp B. Rong đuôi chó
C. Dạ hương D. Quỳnh
Đáp án: B
Giải thích: Cây rong đuôi chó sinh sản vô tính. Thụ phấn nhờ sâu bọ: mướp, dạ hương, quỳnh…
Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những loài hoa thụ phấn nhờ gió ?
A. Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau
B. Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh
C. Hoa hồng, hoa sen, hoa cải
D. Hoa râm bụt, hoa khế, hoa na
Đáp án: A
Giải thích: Những loài hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa cỏ may, hoa ngô, hoa lau. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: Hoa cà, hoa bí đỏ, hoa chanh, hoa hồng, hoa sen, hoa cải, hoa râm bụt, hoa khế, hoa na…