Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
Câu 1. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
Giải thích: Cây có hoa là một thể thống nhất vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan, có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan, khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây – SGK trang 117.
Câu 2. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây ?
1. Hạt
2. Rễ
3. Thân
4. Lá
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 3, 4
Đáp án: C
Giải thích: Cây con có thể được hình thành từ: rễ, thân, lá, hạt – SGK trang 116.
Câu 3. Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?
A. Quả khô B. Quả mọng
C. Quả thịt D. Quả hạch
Đáp án: C
Giải thích: Các loại quả: mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi đều là quả thịt.
Câu 4. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?
A. Hạt B. Lông hút
C. Bó mạch D. Chóp rễ
Đáp án: B
Giải thích: Lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng – Bảng SGK trang 116.
Câu 5. Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng ?
A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân
B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn
C. Quá trình quang hợp ở lá
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
Giải thích: Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì bị ảnh hưởng: sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân; sự phân chia của mô phân sinh ngọn; quá trình quang hợp ở lá – SGK trang 117
Câu 6. Cây nào dưới đây không sống trên cạn ?
A. Chuối B. Nong tằm
C. Cau D. Trúc đào
Đáp án: B
Giải thích: Cây nong tằm sống ở dưới nước, có lá lớn, nằm trên mặt nước.
Câu 7. Cây nào dưới đây có rễ chống ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Đước
C. Ngô
D. Mắm
Đáp án: A
Giải thích: Cây có rễ chống giúp chúng đứng vững ở những vùng đầm lầy, đất bùn… VD: đước, mắm, ngô… SGK trang 120, 121.
Câu 8. Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm nào dưới đây ?
1. Thân mọng nước
2. Rễ chống phát triểnv
3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất
4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai
A. 1, 3, 4
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4
Đáp án: A
Giải thích: Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có: thân mọng nước, rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất, lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai – SGK trang 121.
Câu 9. Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?
A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng
B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn
C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước
D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể
Đáp án: C
Giải thích: Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước – Hình 36.3 – SGK trang 120.
Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn ?
A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na
B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước
C. Giang, si, vẹt, táu, lim
D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun
Đáp án: B
Giải thích: Những cây sống trong vùng ngập mặn: bần, sú, vẹt, mắm, đước – SGK trang 120, 121.