Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
Câu 1. Hiện nay, các nhà khoa học đã phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ thấp đến cao theo trật tự như thế nào ?
A. Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài.
B. Ngành – Lớp – Bộ – Chi – Họ – Loài.
C. Ngành – Bộ – Lớp – Họ – Chi – Loài.
D. Ngành – Chi – Bộ – Họ – Lớp – Loài.
Đáp án: A
giải thích: trong Phân Loại Thực vật người ta chia thực vật thành các bậc từ cao đến thấp theo trật tự sau: Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài – SGK 140
Câu 2. Trong các ngành thực vật hiện có, ngành nào bao gồm các đại diện có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất ?
A. Ngành Hạt trần
B. Ngành Hạt kín
C. Ngành Dương xỉ
D. Ngành Rêu
Đáp án: B
giải thích: Ngành Hạt Kín là ngành có đại diện có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất- Sơ đồ SGK 141
Câu 3. Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?
A. Đều sống chủ yếu trên cạn
B. Đều có rễ, thân, lá thật sự
C. Đều sinh sản bằng hạt
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
giải thích: Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần giống nhau ở đặc điểm sau: Đều sống chủ yếu trên cạn. Đều có rễ, thân, lá thật sự. Đều sinh sản bằng hạt – Sơ đồ SGK 141
Câu 4. Rễ giả được tìm thấy ở thực vật nào dưới đây ?
A. Bạch quả
B. Rêu
C. Dương xỉ
D. Bèo hoa dâu
Đáp án: B
giải thích: Ngành rêu là ngành có rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử, sống ở nơi ẩm ướt – Sơ đồ SGK 141
Câu 5. Trong số các cây dưới đây, có bao nhiêu cây sinh sản bằng bào tử ?
1. Rau muống
2. Khoai tây
3. Rau bợ
4. Trầu không
5. Địa tiền
6. Dương xỉ
A. 5 B. 3
C. 2 D. 4
Đáp án: B
giải thích: cây địa tiền – thuộc họ Rêu; cây rau bợ và cây dương xỉ – thuộc họ Quyết, đều sinh sản bằng bào tử
Câu 6. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong Phân loại học, … được xem là bậc phân loại cơ sở.
A. bộ B. loài
C. ngành D. chi
Đáp án: B
giải thích: Trong Phân loại học, loài được xem là bậc phân loại cơ sở – SGK 140
Câu 7. Dựa vào Phân loại học, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?
A. Rong mơ B. Rau câu
C. Rau đay D. Rau diếp biển
Đáp án: C
giải thích: cây rong mơ, cây rau câu và cây rau diếp biển đều thuộc họ Tảo
Câu 8. Thế nào là Phân loại thực vật ?
A. Là việc tìm hiểu các đặc điểm giống nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định.
B. Là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo một trật tự ngẫu nhiên.
C. Là việc tìm hiểu các đặc điểm giống nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo một trật tự ngẫu nhiên.
D. Là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định.
Đáp án: D
giải thích: Phân loại thực vật là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định – SGK 140
Câu 9. “Nón” là cấu trúc được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây ?
A. Tuế B. Táu
C. Sến D. Trắc
Đáp án: A
giải thích: Tuế thuộc nhóm thực vật Hạt Trần, chúng có cơ quan sinh sản là nón
Câu 10. Trong các bậc phân loại dưới đây, bậc phân loại nào nhỏ nhất ?
A. Chi B. Họ
C. Bộ D. Lớp
Đáp án: A
giải thích: trong Phân Loại Thực vật người ta chia thực vật thành các bậc từ cao đến thấp theo trật tự sau: Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài . Như vậy bậc Chi là nhỏ nhất trong những bậc được liệt kê – SGK 140