Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6
- Giải Sinh Học Lớp 6 (Ngắn Gọn)
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 6
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng
Câu 1. Phương pháp nào dưới đây không làm cải biến đặc tính di truyền của giống cây ?
A. Gây đột biến gen
B. Nuôi cấy mô
C. Lai giống
D. Sử dụng kĩ thuật di truyền
Đáp án: B
giải thích: Phương pháp làm cải biến đặc tính di truyền của giống cây gồm: gây đột biến gen, lai giống, sử dụng kĩ thuật di truyền.. – SGK 145
Câu 2. Để cây trồng có năng suất cao nhất, chúng ta cần thực hiện thao tác nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Dùng các biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của giống cây, sau đó chọn những biến đổi có lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng, loại bỏ cây xấu, chỉ giữ lại cây tốt để làm giống.
C. Nhân giống những cây đã chọn bằng phương pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô…
D. Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây bộc hết mức những đặc tính tốt.
Đáp án: A
giải thích: Để cây trồng có năng suất cao nhất, chúng ta cần thực hiện thao tác:
– Dùng các biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của giống cây, sau đó chọn những biến đổi có lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng, loại bỏ cây xấu, chỉ giữ lại cây tốt để làm giống.
– Nhân giống những cây đã chọn bằng phương pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô…
– Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây bộc hết mức những đặc tính tốt. – SGK 145
Câu 3. Con người bắt đầu biết trồng lúa từ khi nào ?
A. Cách đây khoảng 100 000 – 120 000 năm.
B. Cách đây khoảng 15 000 – 25 000 năm.
C. Cách đây khoảng 1 000 – 5 000 năm.
D. Cách đây khoảng 10 000 – 15 000 năm.
Đáp án: D
giải thích: Con người bắt đầu biết trồng lúa từ cách đây khoảng 10 000 – 15 000 năm. – Em có biết? SGK 145
Câu 4. Cây nào dưới đây có nguồn gốc từ cây cải hoang dại ?
A. Rau dền B. Cà chua
C. Su hào D. Lá lốt
Đáp án: C
giải thích: Từ cây cải hoang dại người ta đã tạo được nhiều cây trồng khác nhau như: bắp cải, su hào, xúp lơ… – Hình 45.1 SGK144
Câu 5. Dựa vào nguồn gốc phát sinh, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?
A. Cà rốt B. Su hào
C. Súp lơ D. Cải bắp
Đáp án: A
giải thích: Từ cây cải hoang dại người ta đã tạo được nhiều cây trồng khác nhau như: bắp cải, su hào, xúp lơ – Hình 45.1 SGK144
Câu 6. Chuối hoang dại có điểm gì sai khác so với chuối trồng ?
A. Quả nhỏ hơn
B. Có vị chát dù khi đã chín
C. Có nhiều hạt
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
giải thích: Chuối hoang dại thì quả nhỏ, chát và nhiều hạt –Bảng SGK 144
Câu 7. Trong các phương pháp nhân giống dưới đây, phương pháp này cho hiệu quả kinh tế cao nhất ?
A. Ghép cành
B. Chiết cành
C. Nuôi cấy mô, tế bào
D. Ghép cây
Đáp án: C
giải thích: Phương pháp nuôi cấy mô, tế bào tạo được nhiều tế bào con cùng một lúc từ mô có đặc tính giống tế bào mẹ. Phương pháp được sử dụng trong việc bảo tồn các gen, loài quý hiếm
Câu 8. Tại sao có sự sai khác giữa cây trồng và cây hoang dại ?
A. Vì cây trồng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tối ưu với nơi sống thoáng đãng và nguồn dinh dưỡng dồi dào, ít phải cạnh tranh với các cá thể cùng loài khác.
B. Vì cây trồng là kết quả của quá trình cải biến và chọn lọc từ cây hoang dại nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của con người và qua thời gian, chúng càng ngày càng có nhiều sai khác so với dạng gốc.
C. Vì cây trồng và cây hoang dại không có mối liên hệ qua lại với nhau. Chúng có đặc điểm di truyền hoàn toàn khác nhau nên hình thái, cấu tạo và các đặc tính đi kèm cũng không giống nhau.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Đáp án: B
giải thích: Tuỳ theo mục đích sử dụng mà con người đã tạo được nhiều cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn từ một loài cây dại – SGK 145
Câu 9. Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy cây lúa hoang dại ở khu vực nào dưới đây ?
A. Cận Bắc Cực
B. Địa Trung Hải
C. Đông Nam Á
D. Tây Á
Đáp án: C
giải thích: quê hương của cây lúa là Ấn Độ và vùng Đông Nam Á mà hiện nay vẫn còn thấy – Em có biết? SGK 145
Câu 10. Để cây phát triển tốt, trong khâu chăm sóc, chúng ta cần chú trọng điều gì ?
A. Phòng chống sâu bệnh, chống nóng, chống rét cho cây
B. Bón phân đúng loại, đúng thời điểm, đúng hàm lượng
C. Tưới tiêu hợp lí
D. Tất cả các phương án đưa ra
Đáp án: D
giải thích: Để cây bộc lộ hết đặc tính tốt cần chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (tưới nước, bón phân, bắt sâu…) – SGK 145