Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Để học tốt Địa Lí lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra Địa Lí 10 Chương 3 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi chi tiết.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra chương 3 Học kì 1
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu 1: (0,5 điểm) Cấu trúc của Trái Đất gồm có mấy lớp chính?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 2: (0,5 điểm) Để biết cấu trúc của Trái Đất. Các nhà khoa học dùng phương pháp nào?
A. Suy đoán
B. Khảo cổ
C. Địa chấn
D. Các ý trên đúng
Câu 3: (0,5 điểm) Cấu trúc của Trái Đất gồm có:
A. Lớp vỏ Trái Đất.
B. Lớp Manti
C. Nhân Trái Đất
D. Các ý trên đúng
Câu 4: (0,5 điểm) So với Trái Đất thì vỏ Trái Đất chiếm:
A. 10% thể tích và 1,5% trọng lượng Trái Đất
B. 10% thể tích và 1% trọng lượng Trái Đất
C. 5% thể tích và 2% trọng lượng Trái Đất
D. 15% thể tích và 2,5% trọng lượng Trái Đất
Câu 5: (0,5 điểm) Các lớp đá cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất theo thứ tự ngoài vào trong là:
A. Bazan, granít, trầm tích
B. Bazan, trầm tích, granít
C. Trầm tích, granít, bazan
D. Granít, bazan, trầm tích
Câu 6: (0,5 điểm) Trạng thái vật chất của lớp Manti là:
A. Rắn, lỏng
B. Quánh dẻo
C. Rắn ở lớp Manti trên
D. Quánh dẻo ở lớp Manti trên, rắn ở lớp Manti dưới
Câu 1: (4 điểm) Nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất.
Câu 2: (3 điểm) Cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | C | D | B | C D |
Câu 1: (4 điểm)
Lớp vỏ Trái Đất có những đặc điểm sau:
– Lớp vỏ Trái Đất ngoài cùng cứng, rất mỏng gồm có:
+Vỏ lục địa: từ mặt đất → đến độ sâu 70km
+Vỏ đại dương: từ mặt đất → đến độ sâu 5km
– Chiếm khoảng 15% về thê tích và 1% khối lượng của Trái Đất
– Cấu tạo 3 loại đá từ ngoài vào trong : trầm tích, tầng granít, tầng bazan
Câu 2: (3 điểm)
Vỏ lục địa và vỏ đại dương có những điểm khác nhau như sau:
– Có sự khác biệt về thành phần cấu tạo địa chất về độ dày nên vỏ Trái Đất chia thành hai kiểu chính:
+Vỏ lục địa được cấu tạo bới đá trầm tích, tầng granít, tầng bazan (nhưng chủ yếu bằng granít).
+Vỏ đại dương: được cấu tạo đá trầm tích, không có lớp đá granít, tầng bazan (nhưng chủ yếu bằng bazan).
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra chương 3 Học kì 1
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1: (0,5 điểm) Dưới lớp vỏ Trái Đất là lớp Manti có độ sâu đến.
A. 2.800km B. 2.850km
C. 2.900km D. 2.950km
Câu 2: (0,5 điểm) Nhân của Trái Đất có độ dày khoảng:
A. 3.470km B. 3.480km
C. 3.734km D. 4.370km
Câu 3: (0,5 điểm) So với Trái Đất thì lớp Manti chiếm khỏang:
A. 65% thể tích và 75% khối lượng Trái Đất
B. 70% thể tích và 72% khối lượng Trái Đất
C. 80% thể tích và 68,5% khối lượng Trái Đất
D. 78,5% thể tích và 70% khối lượng Trái Đất
Câu 4: (0,5 điểm) Nhân ngoài của Trái Đất vật chất ở trạng thái gì?
A. Rắn
B. Lỏng
C. Rắn và lỏng
D. Quánh dẻo
Câu 5: (0,5 điểm) Nhân trong của Trái Đất vật chất ở trạng thái:
A. Quánh dẻo
B. Rắn
C. Lỏng và quánh dẻo
D. Lỏng
Câu 6: (0,5 điểm) Thạch quyển bao gồm các lớp nào?
A. Vỏ lục địa và vỏ đại dương
B. Vỏ Trái Đất và lớp vỏ Manti
C. Vỏ đại lượng và lớp Manti trên
D. Vỏ Trái Đất và lớp Manti trên
Câu 1: (4 điểm) Hãy lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất ( vị trí, độ dày, đặc điểm).
Câu 2: (3 điểm) Nêu các thành phần của thạch quyển.
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | A | C | B | B | D |
Câu 1: (4 điểm)
Bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm)
Lớp | Vị trí | Độ dày(km) |
Đặc điểm |
– Vỏ Trái Đất – Vỏ lục địa – Vỏ đại dương |
-Ngoài cùng -Từ mặt đất đến độ sâu 70km -Từ mặt đất đến độ sâu 5km |
5 → 70km |
-Cứng, rất mỏng
-Gồm 3 loại đá từ trên xuống có: +Trầm tích:dày, mỏng, không đều, không liên tục. +Đá granít:thành phần chỉ yếu là silic (Si) và nhôm (Al) là nền các lục địa. +Đá bazan: thành phần chủ yếu là Silic (Si) và Magie (Mg) lớp này thường lộ ra ở đại dương. |
-Lớp Manti (lớp bao) -Manti trên: -Manti dưới: |
-Vỏ Trái Đất đến độ sâu: 2.900km – Vỏ Trái Đất đến độ sâu: 700km -Từ độ sâu 700km đến độ sâu:2.900km |
2.900km |
-Chiếm 80% thể tích, 6,85% -khối lượng Trái Đất. – Vật chất quánh dẻo -Vật chất rắn |
-Nhân Trái Đất -Nhân ngoài -Nhân trong |
– Trong cùng -Từ 2.900km đến 5.100km -Từ 5.100km đến 6.370km |
3.470km |
-Vật chất ở trạng thái lỏng -Vật chất ở trạng thái rắn |
Câu 2: (3 điểm)
Các thành phần của thạch quyển.v
– Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti có độ dày tới 100km.
– Vỏ Trái Đất gồm có:
+Vỏ lục địa: phân bố ở các lục địa và một phần dưới mực nước biển, bề dày trung bình: 35 đến 40km, cấu tạo gồm 3 lớp đá: trầm tích, granít, bazan.
+Vỏ đại dương: phân bố ở các nền đại dương, bề dày trung bình 5 đến 10km gồm có 2 lớp đá: trầm tích và bazan.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra chương 3 Học kì 1
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Câu 1: (0,5 điểm) Mảng kiến tạo nào không có lục địa?
A. Mảng Thái Bình Dương.
B. Mảng Bắc Mĩ.
C. Mảng Nam Mĩ.
D. Mảng Nam Cực.
Câu 2: (0,5 điểm) Hiện nay các mảng kiến tạo:
A. Di chuyển tách xa
B. Di chuyển gần nhau
C. Đứng yên
D. Di chuyển gần nhau và tách xa
Câu 3: (0,5 điểm) Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng những vật chất:
A. Cứng, rắn B. Mềm
C. Cứng, mềm D. Rắn, mềm
Câu 4: (0,5 điểm) Thuyết kiến tạo mảng được xây dựng trên cơ sở thuyết trôi lục địa của nhà khoa học:
A. A-vê-ghê-nê (Đức)
B. La-plat (Pháp)
C. Căng (Đức)
D. Ốt-tôximít (Nga)
Câu 5: (0,5 điểm) Thuyết “Trôi lục địa” dựa trên sự giống nhau về hình thái, đất đá, một số động thực vật giữa:
A. Hai bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
B. Lục địa châu Phi và châu Á
C. Nam Mĩ và châu Phi
D. Châu Âu và châu Phi
Câu 6: (0,5 điểm) Thạch quyển có bao nhiêu mảng kiến tạo lớn:
A. 5 B. 6
C. 7 D. 8
Câu 1: (4 điểm) Trình bày những nội dung chính của thuyết Kiến tạo mảng.
Câu 2: (3 điểm) Thạch quyển có những mảng kiến tạo lớn nào? Nêu đặc điểm các mảng kiến tạo.
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | D | A | A | C | C |
Câu 1: (4 điểm) Thuyết Kiến tạo mảng có những nội dung chính sau:
– Được xây dựng trên cơ sở “Thuyết trôi lục địa” của nhà Vật lí người Đức A-vê-ghê-nê.
-Thuyết Kiến tạo mảng là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất.
– Theo thuyết Kiến tạo mảng là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất.
– Theo thuyết Kiến tạo mảng thì vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị biến dạng và tách ra thành những mảng: các mảng này là hiện tượng sinh ra kiến tạo, động đất, núi lửa.
Câu 2: (3 điểm)
* Thạch quyển có 7 mảng kiến tạo lớn là:
-Mảng Á-Âu
-Mảng phi
-Mảng Bắc Mĩ
-Mảng Nam Mĩ
-Mảng Nam Cực
-Mảng Âu-Úc
-Mảng Thái Bình Dương
* Đặc điểm của các mảng kiến tạo:
– Mỗi mảng đều có lục địa và đại dương (trừ mảng Thái Bình Dương)
– Các mảng nhẹ, nổt trên bao Manti
– Các mảng không đứng yên mà dịch chuyển.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra chương 3 Học kì 1
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
Câu 1: (0,5 điểm) Nội lực là lực sinh ra ở:
A. Bên ngoài Trái Đất
B. Bên trong Trái Đất
C. Bên trong và bên ngoài Trái Đất
D. Tất cả đều sai
Câu 2: (0,5 điểm) Hiện tượng uốn nếp do vận động theo phương:
A. Nằm ngang
B. Thẳng đứng
C. Nằm nghiêng
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: (0,5 điểm) Nội lực làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển sẽ hình thành:
A. Các dãy núi, các nứt gãy
B. Động đất
C. Núi lửa
D. Các ý trên đúng
Câu 4: (0,5 điểm) Đặc điểm của các mảng kiến tạo là:
A. Nặng, nổi trên bao Manti
B. Nhẹ, nổi trên bao Manti
C. Nhẹ, nổi dưới bao Manti
D. Ý B và C đúng
Câu 5: (0,5 điểm) Ở nước ta có những khối đá Mácma lớn nào?
A. Tam Đảo – Bạch Mã
B. Hoàng Liên Sơn – Tam Đảo
C. Tam Đảo – Bạch Mã, Hoàng Liên Sơn
D. Bạch Mã, Hoàng Liên Sơn
Câu 6: (0,5 điểm) Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là:
A. Sắp xếp vật chất bên trong Trái Đất theo trọng lực .
B. Do năng lượng sự phân hủy các chất phóng xạ.
C. Ý A và B đúng
D. Ý A và B sai.
Câu 1: (4 điểm) Hoàn thành sơ đồ sau đây thể hiện cấu tạo của Trái Đất.
Câu 2: (3 điểm) Phân tích tác động của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | A | D | B | C | C |
Câu 1: (4 điểm) Sơ đồ cấu tạo Trái Đất
Câu 2: (3 điểm)
Tác động của vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất là:
– Vận động kiến tạo do nội lực sinh ra, làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất.
– Có 2 loại chuyển động quan trọng nhất là chuyển động thẳng đứng và chuyển động ngang:
+Chuyển động thẳng đứng:
• Vỏ Trái Đất nâng lên, hạ xuống.
• Diễn ra chậm, lâu dài, trên diện tích lớn.
• Thu hẹp, mở rộng lục địa, đại dương.
• Sinh ra chủ yếu do sự phân dị vật chất trong lòng đất.
+Chuyển động ngang:
• Uốn nếp: Ở vùng đá có độ dẻo cao, tạo thành dãy núi uốn nếp.
• Đứt gãy: Ở vùng đá cứng, tạo thành khe nứt, địa hào.
• Do sự chuyển dịch các mảng lớn của vỏ Trái Đất.