Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Để học tốt Địa Lí lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 2 Đề kiểm tra Địa Lí 10 Chương 4 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi chi tiết.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra chương 4 Học kì 1
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu 1: (0,5 điểm) Lớp vỏ địa lí gồm những quyển nào sau đây?
A. Khí quyển, thạch quyển
B. Thủy quyển, sinh quyển
C. Thổ nhưỡng quyển
D. Các ý trên đúng
Câu 2: (0,5 điểm) Vật chất nào cấu tạo của vỏ địa lí?
A. Vật chất rắn, lỏng
B. Chủ yếu là vật chất rắn
C. Vật chất rắn, khí
D. Vật chất rắn,lỏng,khí
Câu 3: (0,5 điểm) Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng bao nhiêu km?
A. Từ 30km đến 35km
B. Từ 20km đến 25km
C. Từ 35km đến 40km
D. Từ 40km đến 45km
Câu 4: (0,5 điểm) Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí được tính từ tầng nào sau đây?
A. Tầng giữa
B. Tầng đối lưu
C. Dưới của lớp ozôn
D. Tầng I-on
Câu 5: (0,5 điểm) Hãy nối các ý thích hợp trong bảng sau?
Câu 6: (0,5 điểm) Chiều dày vỏ Trái Đất ở đại dương khoảng bao nhiêu km?
A. +5 → 10km B. +10 → 15km
C. +15 → 20kmv D. +17 → 25km
Câu 1: (3 điểm) Nêu khái niệm của vỏ Trái Đất.
Câu 2: (4 điểm) Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất ( chiều dày, vị trí giới hạn, cấu trúc, cấu tạo).
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | D | A | C | 1/A, 2/B | A |
Câu 1: (3 điểm)
– Vỏ địa lí là lớp bề mặt của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các thành phần và vật chất giữa các quyển ( khí quyển, thạch quyển, thủy quyển,sinh quyển và thổ nhưỡng quyển)
– Vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng ngoài cùng của Trái Đất
Câu 2: (4 điểm)
Sự khác biệt của lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất được thể hiện ở các điểm chính sau đây:
Tiêu chí | Vỏ địa lí |
Vỏ Trái Đất |
Chiều dày |
– Ở lục địa: khoảng 25km -Ở đại dương khoảng 35km |
-Từ 20 đến 70km -Từ 5 đến 10km |
Vị trí giới hạn | Gồm thủy quyển, sinh quyển,tầng đối lưu và phần dưới lớp ozôn , thổ nhưỡng quyển và lớp vỏ phong hóa. | Tầng trên của thạch quyển |
Cấu tạo | Vật chất : rắn, lỏng, khí |
Vật chất rắn |
Cấu trúc | Phức tạp do tác động qua lại của các quyển |
Ít phức tạp vì chủ yếu là đá |
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra chương 4 Học kì 1
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1: (0,5 điểm) Nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20oC của hai bán cầu (khoảng 30oB-30oN) là vòng đai nào?
A. Hai vòng đai ôn hòa
B. Vòng đai nóng
C. Hai vòng đai băng giá
D. Hai vòng đai lạnh
Câu 2: (0,5 điểm) Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí theo hướng nào?
A. Từ cực về xích đạo
B. Từ xích đạo đến cực
C. Từ Tây đến Đông địa cầu
D. Từ Đông đến Tây địa cầu
Câu 3: (0,5 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến hình thành quy luật địa đới?
A. Do dạng hình cầu của Trái Đất
B. Do bức xạ mặt trời
C. Do nguồn nhiệt chủ yếu của Trái Đất
D. Ý A và B đúng
Câu 4: (0,5 điểm) Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực có nhiệt độ quanh năm là:
A. Đều dưới 0oC
B. Đều dưới +5oC
C. Nhiệt độ +5oC → 7oC
D. Các ý trên sai
Câu 5: (0,5 điểm) Nguyên nhân nào sau đây hình thành các đới khí hậu?
A. Bức xạ mặt trời
B. Hoàn lưu khí quyển
C. Mặt đệm
D. Các ý trên đúng
Câu 6: (0,5 điểm) Quy luật đai cao được tạo nên là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao
B. Do thay đổi về độ ẩm
C. Thay đổi lượng mưa
D. Các ý trên đúng
Câu 1: (3 điểm) Hãy nêu khái niệm của quy luật đai cao và quy luật địa ô.
Câu 2: (4điểm) Quy luật đai cao và quy luật địa ô giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | B | D | A | D | D |
Câu 1: (3 điểm)
– Khái niệm : Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình
– Khái niệm: Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
Câu 2: (4 điểm)
Sự giống nhau và khác nhau của quy luật đai cao và quy luật địa ô là:
-Giống nhau: Hai quy luật này đều thuộc quy luật phi địa đới.
– Khác nhau:
+Về nguyên nhân;
•Quy luật đai cao: do giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về lượng mưa và độ ẩm ở miền núi.
•Quy luật địa ô: do sự phân bố đất liền, biển, đại dương, cùng với các dãy núi cao chạy theo hướng kinh tuyến đã gây ra khí hậu phân hóa từ Đông sang Tây, càng vào sâu lục địa thì tính chất lục địa của khí hậu càng tăng.
+Về sự biểu hiện của quy luật:
•Quy luật đai cao: phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
•Quy luật địa ô: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
+Về sự phân bố:
•Quy luật đai cao: có ở tất cả các châu lục.
•Quy luật địa ô: chỉ thể hiện rõ ở châu Mĩ và lục địa Ôtrâylia.