Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Để học tốt Địa Lí lớp 10, phần dưới đây liệt kê Top 4 Đề kiểm tra Địa Lí 10 Chương 8 có đáp án, cực hay. Bạn vào tên đề kiểm tra hoặc Xem đề kiểm tra để theo dõi chi tiết.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra chương 8 Học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 1)
Câu 1: (0.5 điểm) Từ nền kinh tế nông nghiệp là chính, chuyển sang nền kinh tế sản xuất công nghiệp được gọi là gì?
A. Quá trình công nghiệp hóa.
B. Quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
C. Tăng nguồn lao động.
D. Các ý trên đều đúng.
Câu 2: (0,5 điểm)Sản xuất công nghiệp được phân công tỉ mỉ, có sự phối hợp của nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng gọi là hình thức:
A. Chuyên môn hóa.
B. Hợp tác hóa.
C. Liên hiệp hóa.
D. Các ý trên đều đúng.
Câu 3: (0,5 điểm) Những nơi có nhiều lao động sẽ phát triển mạnh và phân bố các ngành công nghiệp gì?
A. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
B. Công nghiệp khai thác các loại khoáng sản.
C. Công nghiệp dệt, may, giày dâ.
D. Ý A và C đúng.
Câu 4: (0,5 điểm) Yếu tố nào đúng khi công nghiệp ngày càng sản xuất nhiều nhiều sản phẩm cho xã hội?
A. Mở rộng sản xuất.
B. Tạo nhiều việc làm mới.
C. Tăng thu nhập.
D. Các ý trên đúng.
Câu 5: (0,5 điểm) Tính chất nào sau đây là đặc điểm của sản xuất công nghiệp?
A. Tính chất phân tán.
B. Tính chất tập trung.
C. Tính chất tập trung cao độ.
D. Tính chất vừa phân tán vừa tập trung.
Câu 6: (0,5 điểm) Động lực chính để phát triển kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội đó là ngành:
A. Sản xuất công nghiệp.
B. Công nghệ thông tin.
C. Các ngành dịch vụ.
D. Sản xuất nông nghiệp.
Câu 1: (4 điểm) Hãy nêu vai trò của ngành công nghiệp?
Câu 2: (3 điểm) Nêu rõ vai trò ngành luyện kim đen?
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | D | D | D | C | A |
Câu 1: (4 điểm) Sản xuất công nghiệp có các vai trò sau:
– Cung cấp cho ngành kinh tế các tư liệu sản xuất.
– Sản xuất nhiều sản phẩm mới cho xã hội.
– Góp phần phát triển kinh tế, nâng cao sự văn minh cho xã hội.
– Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
– Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau.
– Là động lực chính thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Câu 2: (3 điểm) Luyện kim đen (sản xuất ra gang thép) có vai trò sau:
– Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sự dụng sản phẩm của ngành luyện kim đen.
– Là cơ sở để phát triển công nghiệp chế tạo máy, sản xuất công cụ lao động.
– Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng.
– Cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra chương 8 Học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 2)
Câu 1: (0.5 điểm) Khu vực và quốc gia nào đứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện tử và tin học?
A. Anh, Đức và Pháp.
B. Nhật Bản, Anh và Hàn Quốc.
C. Hoa Kì, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU)
D. Liên bang Nga, Hoa Kì và Ấn Độ.
Câu 2: (0,5 điểm) Yếu tố nào là cơ sở hạ tầng thiết yếu của một khu công nghiệp?
A. Nguồn vốn và lực lượng lao động.
B. An ninh trận tự và an toàn giao thông.
C. Điện, nước, giao thông và thông tin liên lạc.
D. Bảo đảm lương thực và thực phẩm.
Câu 3: (0,5 điểm) Nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp chính là:
A. Tài nguyên thiên nhiên.
B. Vị trí địa lí.
C. Kinh tế xã hội.
D. Các ý trên đúng.
Câu 4: (0,5 điểm) Phân loại công nghiệp có nhiều cánh khác nhau, nhưng cách nào là phổ biến nhất?
A. Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm.
B. Dựa vào trình độ kĩ thuật.
C. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động.
D. Ý A và B đúng.
Câu 5: (0,5 điểm) Vai trò quyết định nhất để hình thành và phát triển cơ cấu ngành công nghiệp chính là:
A. Thiếu nguồn vốn.
B. Sự dư thừa lao động.
C. Sự tiêu thụ của thị trường.
D. Sự thiếu hụt về nguyên liệu và năng lượng.
Câu 6: (0,5 điểm) Sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B) là dựa vào tính chất:
A. Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm.
B. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động.
C. Ý A và B đúng.
D. Ý A và B sai.
Câu 1: (4 điểm) Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp?
Câu 2: (3 điểm) Khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Hiện nay nhân tố nào quan trọng với sự phân bố công nghiệp?
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | C | D | C | C | A |
Câu 1: (4 điểm)
So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp |
Đặc điểm của sản xuất công nghiệp |
– Tính chất phân tán trong không gian. – Các giai đoạn phải theo trình tự bắt buộc ở từng khâu nhất định, phạm vi không gian gần. – Tập trung lao động ít. – Tạo ra sản phẩm nhất định. |
– Tính chất tâọ trung cao độ. – Hai giai đoạn không phải theo trình tự bắt buộc có thể tiến hành đồng thời cách xa nhau về mặt không gian. – Tập trung nhiều lao động. – Tạo ra một khối lượng sản phẩm gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp. |
Câu 2: (3 điểm)
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp như sau:
– Vị trí địa lí: tự nhiên, kinh tế, chính trị.
– Tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, khí hậu, nguồn nước, đất, rừng, biển.
– Kinh tế – xã hội: dân cư – lao động, tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị trường, cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách.
* Hiện nay, nhân tố quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp là:
– Đường lối công nghiệp hóa;
– Thị trường;
– Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra chương 8 Học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 3)
Câu 1: (0.5 điểm) Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động thì sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm là:
A. Công nghiệp khai thác và công nghiệp nặng.
B. Công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ.
C. Công nghiệp khai thác và công nghiệp nặng.
D. Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Câu 2: (0,5 điểm) Dựa vào đâu để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất?
A. Gần trung tâm thành phố.
B. Gần các trục lộ giao thông quan trọng.
C. Gần các hải cảng, sân bay.
D. Các ý trên đều đúng.
Câu 3: (0,5 điểm) “Quả tim của công nghiệp nặng “ là vị trí của ngành công nghiệp nào?
A. Công nghiệp điện lực.
B. Công nghiệp luyện kim.
C. Công nghiệp cơ khí.
D. Công nghiệp nặng lượng.
Câu 4: (0,5 điểm) Sản xuất kim loại màu nhiều nhất thế giới là ở nhóm nước nào?
A. Các nước đang phát triển.
B. Các nước phát triển.
C. Các nước công nghiệp mới.
D. Các nước phát triển và các nước công nghiệp mới.
Câu 5: (0,5 điểm) Nhóm nước nào có trữ lượng kim loại màu nhiều nhất thế giới?
A. Các nước công nghiệp mới.
B. Các nước phát triển.
C. Các nước đang phát triển.
D. Các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
Câu 6: (0,5 điểm) Động lực chính để phát triển kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội đó là ngành:
A. Các nước phát triển.
B. Các nước đang phát triển.
C. Các nước ở trung cận đông.
D. Các nước công nghiệp mới.
Câu 1: (4 điểm) Hãy nêu các đặc điểm của ngành luyện kim loại màu?
Câu 2: (3 điểm) Vì sao ngành công nghiệp sản xuất kim loại màu lại tập trung ở các nước phát triển?
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | C | B | C | B |
Câu 1: (4 điểm) Đặc điểm ngành luyện kim màu:
– Luyện kim màu là ngành sản xuất các loại: Vàng, đồng, chì, kẽm, thiếc,…
– Luyện kim màu có các đặc điểm sau:
+ Các quặng kim loại màu là dạng đa kim.
– Cần sử dụng các kĩ thuật tổng hợp nhằm lấy ra tối đa các nguyên tố quý trong quặng.
– Quy trình công nghệ sản xuất ra kim loại màu phức tạp và khó khăn hơn luyện kim đen rất nhiều.
Câu 2: (3 điểm)
Ngành sản xuất kim loại màu tập trung ở các nước phát triển vì:
– Các nước phát triển có trình độ kĩ thuật cao.
– Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật giỏi.
– Kim loại màu được sử dụng nhiều trong các ngành chế tạo và các ngành kinh tế khác.
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề kiểm tra chương 8 Học kì 2
Môn: Địa lí 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề 4)
Câu 1: (0.5 điểm) Ngành luyện kim đen sử dụng một khối lượng lớn nguyên – nhiên liệu và cần các chất trợ dung nào?
A. Quặng sắt
B. Đá vôi
C. Than cốc
D. Các ý trên đúng
Câu 2: (0,5 điểm) Ngành luyện kim đen được phát triển mạnh trên thế giới vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX
B. Nửa sau thế kỉ XIX
C. Đầu thế kỉ XX
D. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Câu 3: (0,5 điểm) Tỉ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và xây dựng ở Việt Nam năm 2004 là bao nhiêu?
A. 26% B. 32%
C. 41% D. 52%
Câu 4: (0,5 điểm) Ngành công nghiệp nào sau đây được xem là tiền đề của tiến bộ khoa học – kỹ thuật?
A. Công nghiệp luyện kim đen
B. Công nghiệp năng lượng
C. Công nghiệp luyện kim màu
D. Công nghiệp hóa chất
Câu 5: (0,5 điểm) Sản lượng than khai thác ở Việt Nam năm 2004 đạt bao nhiêu triệu tấn?
A. 15 triệu tấn
B. 17 triệu tấn
C. 21 triệu tấn
D. 26 triệu tấn
Câu 6: (0,5 điểm) Khai thác dầu mỏ là ngành công nghiệp mũi nhọn hiện nay ở Việt Nam. Vậy sản lượng khai thác năm 2004 là bao nhiêu?
A. Trên 15,6 triệu tấn
B. Trên 18,8 triệu tấn
C. Trên 20 triệu tấn
D. Trên 27 triệu tấn
Câu 1: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu về sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940 -2000 (đơn vị tính %). Hãy nhận xét và giải thích.
Câu 2: (3 điểm) Nêu vai trò của ngành công nghiệp luyện kim màu.
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | B | C | B | D | C |
Câu 1: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940-2000.
– Năng lượng củi gỗ:
+ Giảm từ 14% (1940) còn 5% (2000).
+ Nếu tiếp tục đốn củi thì rừng cạn kiệt, khí hậu nóng lên ảnh hưởng xấu đến môi trường.
– Than đá:
+ Giảm từ 57% (1940) còn 20% (2000).
+ Khai thác, sử dụng gây suy thoái, ô nhiễm môi trường.
– Dầu – khí:
+ Tăng từ 26% (1940) lên 54% (2000).
+ Do sự phát triển ngành giao thông, công nghiệp hóa chất, nhất là hóa dầu.
– Năng lượng nguyên tử – thủy điện:
+ Tăng từ 3% (1940) lên 14% (2000).
+ Nhiều tốn kém về kĩ thuật,…
– Năng lượng mới:
+ Nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo.
+ Như năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió,…
Câu 2: (3 điểm)
Luyện kim màu sản xuất ra các kim loại như: đồng, chì, kẽm, vàng, thiếc,… có vai trò sau
– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế tạo máy, chế tạo ôtô, máy bay, kĩ thuật điện.
– Phục vụ cho công nghiệp hóa chất và các ngành kinh tế quốc dân khác (như bưu chính viễn thông, thương mại,…)
– Kim loại màu quý hiếm phục vụ cho công nghiệp điện tử, năng lượng nguyên tử.